Bệnh trĩ nội được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Để điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả nhất, cần phải căn cứ vào các dấu hiệu và tình trạng phát triển bệnh của mỗi bệnh nhân khác nhau, sau đó bác sĩ mới có thể lựa chọn ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Cùng tìm hiểu về bệnh trĩ nội để tham khảo và có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh phiền toái này.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội

– Kết cấu giải phẫu hậu môn: Vì tĩnh mạch trên trực tràng và nhánh của nó không có van tĩnh mạch, khi máu chảy từ dưới lên trên thông qua trực tràng để chảy hướng về tim. Khi ở tư thế đứng thẳng người, do tác dụng của lực hút trai đất đã làm cho dòng chảy này bị ngược, làm cho phần hậu môn trực tràng bị tụ máu lại, sự tích tụ này lâu ngày sẽ làm cho hậu môn trực tràng bị căn phồng lên và dẫn đến bị bệnh trĩ.

– Thói quen đi vệ sinh: Đi vệ sịnh không đúng giờ, đi quá lâu cũng sẽ dễ gây ra bệnh trĩ. Trong quá trình đi vệ sinh, nếu đi quá lâu, những người thường xuyên bị táo bón hoặc những người có thói quen thích đọc báo, hút thuốc khi đi vệ sinh,.. Đây tất cả là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

– Chế độ ăn uống hàng ngày: Ăn những đồ ăn cay nóng như: hồ tiêu, ớt, hành tươi, tỏi tươi, uống nhiều rượu, sẽ kích thích lên niêm mạc hậu môn, trực tràng, gây sung huyết dẫn tới mắc bệnh trĩ.

Triệu chứng bệnh trĩ

– Đại tiện ra máu: khi đi đại tiện, bạn sẽ phát hiện ra có một ít máu đi kèm với phân, máu chảy từng giọt hoặc từng tia là những triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

– Đau buốt:  ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội sẽ không xuất hiện tình trạng đau buốt, thi thoảng sẽ thấy căng tức hậu môn, đại tiện khó khăn. Chỉ đến khi có sự tụ máu hoặc bị nghẹt thì bệnh nhân mới cảm thấy đau đớn.

– Ngứa: tình trạng này xảy ra do sự kích thích của búi trĩ sa xuống hoặc do dịch tiết ra, làm cho hậu môn âm ướt, không sạch sẽ, gây Eczema và ngứa ngáy.

– Thời kỳ phát bệnh: khi ở giai đoạn đầu thì bệnh trĩ nội sẽ có những triệu chứng không rõ ràng, không đau đớn, nếu bị tiêu chảy hoặc táo bón sẽ bị nặng thêm. Trong thời kỳ này có các dấu hiệu như: sưng tấy, búi trĩ lồi ra ngoài, nóng rát, đau…

Tác hại của bệnh trĩ nội

Hậu môn ẩm ướt, gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Trĩ nội ở thời kỳ giữa và thời kỳ cuối, do cơ vòng hậu môn bị giãn, các búi trĩ sa ra ngoài, kích thích đại tràng tiết ra lượng dịch nhầy lớn, dịch nhầy chảy ra ngoài, qua phần hậu môn và làm hậu môn ẩm ướt. Đây là nguyên nhân của việc hậu môn bị viêm và ngứa.

– Vì người bị bệnh trĩ sợ đi đại tiện sẽ bị ra máu nên không dám đi, từ đó gây ra chứng táo bón.

– Việc thường xuyên bị ra máu trong quá trình bị bệnh trĩ sẽ dẫn tới việc người bệnh bị thiếu máu.

– Trĩ nội nếu bị nghẹt sẽ gây ra đau đớn, khi bị nhiễm trùng thường bị sốt cao.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị bệnh trĩ nội được áp dụng phổ biến nhất, đó là:

Kỹ thuật điều trị HCPT

Kỹ thuật này có đặc điểm là kiểm soát tốt, tính hạn chế tốt, định hướng tốt, sinh nhiệt nhanh trong quá trình điều trị, thời gian điều trị ngắn. Khi kết thúc quá trình điều trị sẽ được tự động thông báo, không đóng vảy, không có mùi, không chảy máu, an toàn, không lây nhiễm và không để lại các di chứng.

Kỹ thuật điều trị PPH

Điều trị trĩ nội bằng phương pháp này không chỉ đạt được mục đích điều trị như áp dụng với phương pháp thông thường, mà sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ ít đau hơn, không cần nằm viện, phục hồi trong thời gian ngắn.