Bệnh viêm nha chu – nguyên nhân và điều trị

15.5888

Nha là răng, chu là chu vi xung quanh răng. Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm.

Một răng lành mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt. Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng.

Ảnh minh họa

Bệnh nha chu là một bệnh răng miệng rất phổ biến. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người già. Bệnh thường tiến triển thầm lặng và gần như không có biểu hiện gì, nên bệnh thường được phát hiện rất muộn khi đã có các triệu chứng như hôi miệng, gãy răng. Nha chu cũng là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là do việc vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho các mạng thức ăn bám vào cổ răng và khe răng. Do không được vệ sinh nên vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám này sẽ gây viêm nướu. Theo thời gian, mảng bám răng bị vôi hóa thành vôi răng, hay còn gọi là cao răng. Khi ấy, nướu sẽ bị viêm nặng hơn, bệnh chuyển thành viêm nha chu. Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu cơ thể có một bệnh toàn thân nào đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Triệu chứng

Chảy máu nướu khi chải răng

Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu

Vôi răng đóng ở cổ răng

Hơi thở hôi

Ấn vào chỗ sưng thấy mủ chảy ra

Răng lung lay

Răng chi chuyển và thưa ra

Bệnh tiến triển rất thầm lặng nên người bệnh thường không chú ý. Các nướu thường bị sưng to rồi xẹp nên người bệnh thường lầm tưởng là bệnh tự lành. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy và làm tiêu xương ổ răng, răng sẽ bị lung lay và cuối cùng sẽ mất răng dù răng còn nguyên vẹn và không hề bị sâu.

Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, lung lay răng, bệnh nha chu còn gây hôi miệng làm người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp,  bị cô lập trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bệnh còn có  biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống gây nên chứng đau dạ dày ở người bị nha chu.

Điều trị

Việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Khi bị sưng nướu, bệnh nhân càng cần phải giữ vệ sinh răng miệng tốt hơn và đến khám tại các cơ sở nha khoa để được điều trị kịp thời và đúng đắn.

Có các phương pháp điều trị viêm nha chu là:

Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám không đúng kĩ thuật.

Chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng kĩ thuật.

Cố định răng nếu răng lung lay.

Thực hiện phụ hình tạm thời.

Cạo cao răng.

Phẫm thuật: phương pháp này thường chỉ được áp dụng khi các biện pháp khác công có hiệu quả.

Phòng bệnh

Bệnh nha chu có thể được phòng ngừa bằng những thói quen hằng ngày rất đơn giản như:

Tránh hút thuốc lá.

Đánh răng đúng cách và đánh răng thường xuyên sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nên dùng bàn chải mềm, chải răng theo chiều dọc.

Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch các mảng bám trên răng.

Nên khám răng định kì khoảng 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.

Bệnh nha chu nếu được phát hiện sớm sẽ dễ dàng điều trị và có hiệu quả cao. Nếu để lâu bệnh có thể trở thành mãn tính và việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và không có hiệu quả cao.

BACSI.com (Theo Khoemoingay)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]