Bí quyết bắt và thuần dưỡng ong rừng

(Dân Việt) Chuyện tìm đàn ong rừng lấy mật đối với bà con dân tộc nói chung không quá khó.

15.6028

Nhưng để đưa được đàn ong tự nhiên về nhà nuôi lại phải có bí quyết. Anh Ngô Mạnh Cường – Chủ nhiệm HTX Nuôi ong bạc hà Tuấn Dũng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) có nhiều kinh nghiệm dân gian về vấn đề nuôi ong lấy mật, “bật mí” rằng: Muốn bắt ong rừng, việc đầu tiên là phải lên rừng tìm một đoạn thân cây phù hợp để làm đõ (làm tổ cho ong), tìm đoạn thân cây rỗng ruột dài chừng 80cm – 1m, dày khoảng 2 - 3cm, đường kính 25 - 30cm.

Nếu không tìm được thân rỗng phù hợp thì chặt cây rừng về tự đẽo thành hình ống. Cây gỗ chọn làm đõ phải không có mùi, và gỗ càng cũ thì ong càng thích vào. Thân đõ làm xong dùi khoảng 5 - 6 lỗ nhỏ to cỡ ngón út để ong có chỗ chui ra chui vào. 2 đầu đõ được bịt kín lại bằng 2 tấm ván, trét bằng phân trâu.



Nuôi ong mật tại Mộc Châu, Sơn La  (ảnh minh hoạ).

Đợi đến mùa ong tách đàn vào tháng 2 – 3, mang đõ lên rừng để vào những hốc cây, hốc đá kín gió, đàn ong sẽ tự tìm đến để sinh sống. Sau khi ong đã quen với tổ mới, người Mông mới tiến hành di chuyển đõ ong đến nơi thuận tiện để ong lấy mật, việc di chuyển thường vào ban đêm.
 

Nơi đặt đõ ong lấy mật phải là nơi cao ráo, tránh khói bếp và các loài côn trùng vào phá tổ ong (như kiến), cũng như tránh không nên di chuyển ong đến những vùng có phun thuốc trừ sâu, những nơi khói bụi nhiều, ô nhiễm… Nếu để đõ ong nuôi ở quanh nhà, người Mông thường treo ở nơi góc cao đầu hồi nhà, hướng quay ra ngoài, hoặc đặt gần bờ rào...

Ngoài cách bẫy ong tự nhiên lấy mật như trên, người Mông còn phát triển thêm nhiều phương pháp bắt ong khác như: Trên đường đi nếu gặp một đàn ong đang di chuyển, hãy nhặt những nắm đất đá vụn ném vào bầy ong. Sau một hồi như vậy, đàn ong mệt, sẽ tự sà xuống đất, lúc đó ta chỉ việc bới tìm ong chúa đem về thả vào đõ, là đàn ong tự khắc bay về theo, vì ong mật rất hiền lành, không bao giờ đốt - trừ khi bị đe dọa phá tổ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]