Bí quyết dạy con bằng ám thị

Có nhà giáo dục cho rằng "bất kỳ một hiện tượng giáo dục nào nếu trẻ càng ít cảm giác được ý đồ của người giáo dục thì hiệu quả giáo dục càng tốt, do đó khi giáo dục con nên thông qua các hình thức như "gợi mở, ám thị, thương lượng" để tiến hành. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6047
  • 1

    Ám thị bằng mắt

    Ăn xong bữa tối, ba kể chuyện cho Đông Đông. Khi đang kể, cậu bé không tập trung, hai tay của Đông Đông vẫn đùa nghịch. Ba không dừng lại chỉ dùng đôi mắt nhìn chằm chằm vào tay cậu bé. Một lát sau, đôi tay cậu trở lên "yên tĩnh".

    Thần mắt là một loại ngôn ngữ không lời, biểu đạt tình cảm tinh tế, rõ nét hơn cả ngôn ngữ. Ám thị bằng thần mắt chính là dùng mắt biểu đạt thái độ.

  • 2

    Ám thị bằng biểu cảm

    Có khách đến nhà chơi, Qua Qua vui mừng, lúc thì cười ầm ĩ, lúc lại hét lớn, ngay cả thần mắt của ba nhìn mà như không nhìn. Ba liền cau mày, lúc này giọng cậu ngay lập tức nhỏ dần.

    Biểu cảm biểu hiện rõ hơn thần mắt, biểu cảm có thể truyền đạt nhiều thông tin như đồng ý, có thể, không thể, không nên. Trẻ làm việc tốt, bạn gật đầu tán thành, trẻ nỗ lực tìm ra được lời giải sẽ nhận được nụ cười của ba, đây đều là sự khích lệ tốt nhất.

  • 3

    Ám thị bằng ngôn ngữ

    Hạo Hạo sáng ngủ dậy không gấp chăn, mẹ nhắc vài lần đều không hiệu quả. Một lần mẹ nói với Hạo Hạo, hôm nay bà gặp được mẹ của Lương  Lương ở tầng dưới nói "Lương Lương rất ngoan, mỗi ngày đều tự gấp chăn". Sau khi Hạo Hạo nghe vậy bề ngoài như chẳng có gì nhưng dần dần cũng tự gấp chăn của mình.

    Tuy "ám thị" chính là không dùng ngôn ngữ trực tiếp biểu hiện thái độ. Nhưng khi cần khen ngợi hay phê bình áp dụng phương pháp bóng gió như kể chuyện, so sánh, khôn khéo thể hiện quan điểm của mình để trẻ lĩnh hội đước sẽ giúp trẻ tiếp nhận sự giáo dục trong không khí thoải mái.

  • 4

    Ám thị bằng động tác

    Hơn 9h tối mà Tiểu Phi vẫn ngồi trước ti vi, mẹ không nói một lời, đứng lên trải chăn trên giường Tiểu Phi. Bằng ngôn ngữ không lời nhắc nhở cậu, sau khi cậu thấy hành động đó lập tức lên giường ngủ.

    Ám thị bằng động tác là dùng hành động biểu lộ suy nghĩ của mình, từ đó giáo dục con. Khi cha mẹ phụ đạo con làm bài tập, phát hiện tư thế ngồi của con không đúng, có thể đối diện trẻ làm vài động tác vươn ngực, để trẻ hiểu được ám thị này, chúng sẽ có phản ứng. Trẻ cần sự chú ý của cha mẹ, đặc biệt là sự tán đồng từ cha mẹ hoặc hôn bé, vỗ về bé, ôm bé đều có thể thể hiện sự khích lệ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]