Các bệnh mùa hè trẻ con dễ gặp

Các bệnh mùa hè trẻ con dễ gặp đó là: say nắng, mụn nhọt, tiêu chảy, sốt rét... bạn hoàn toàn có thể giúp con phòng tránh bằng một số cách đơn giản, hiệu quả.

0

Theo Vnexpress, say nắng, mụn nhọt, tiêu chảy, sốt rét... là bệnh trẻ có thể gặp trong ngày hè

Say nắng

Mùa hè có thể là rất lý tưởng với trẻ em vì không phải học và chỉ vui chơi khiến chúng rất phấn khích. Trẻ lại có xu hướng uống ít nước và mất cảm giác ngon miệng. Điều này dẫn tới tình trạng mất nước và yếu mệt, sốt.

Say nắng là bệnh mùa hè trẻ con dễ  gặp

Nôn, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi và chuột rút là các triệu chứng của say nắng ở trẻ bạn cần nhận biết nhanh chóng. Điều trị sớm có thể giúp trẻ tránh được hậu quả.

Mụn nhọt

Mùa hè thường có một số loại thực phẩm “nóng” mà trẻ rất yêu thích. Thêm vào đó, trẻ bị đổ mồ hôi trong khi chơi, điều này cho phép vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông.

Vi khuẩn này cùng với bụi bẩn và hormone kích động liên quan đến sự phát triển của trẻ và nhiều nguyên nhân khác, kết quả là gây ra mụn nhọt. Cách duy nhất để tránh mụn nhọt hoặc ít nhất là kiểm soát chúng là giữ gìn vệ sinh và giữ cho da trẻ luôn khô ráo.

Bệnh liên quan đến nước

Bạn chỉ có thể kiểm soát những gì trẻ ăn uống ở nhà chứ không kiểm soát được những thứ trẻ ăn uống bên ngoài. Do đó, trẻ dễ bị mắc các bệnh liên quan đến nước như vàng da, kiết lỵ, thương hàn và dịch tả.

Những bệnh này xảy ra do ăn, uống nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Chúng ta không thể bảo vệ trẻ hoàn toàn nhưng có thể giáo dục chúng về nguy cơ sức khỏe từ việc ăn uống ở các hàng quán vỉa hè.

Bệnh sốt rét

Nhiệt độ nóng bức là yếu tố làm gia tăng sự sản sinh côn trùng. Khi trẻ chơi ngoài trời, trẻ rất dễ bị muỗi cắn ngay cả khi đã bôi kem chống muỗi vì mồ hôi mùa hè sẽ làm trôi đi cả loại kem chống muỗi tốt nhất. Muỗi là thủ phạm chính gây bệnh sốt rét nhưng ngoài ra còn các loại bọ ve và các loài côn trùng ăn máu. Một giải pháp tốt là hãy đảm bảo khu vực trẻ chơi được khử trùng thường xuyên.

Bệnh trẻ con dễ gặp vào mùa hè

Tiêu chảy

Báo Kiến thức cho biết, tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể gồm nhiễm trùng, thức ăn không tiêu hoá được, hoặc uống quá nhiều nước ép trái cây.

Bạn nên cho bé ở nhà và cho uống nhiều nước cho đến khi bệnh lành hẳn. Tránh cho bé ăn các thức ăn làm bằng sữa, các thức ăn giàu chất xơ và nhiều chất béo.

Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu bé không cảm thấy khỏe hơn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé dưới 6 tháng tuổi, hoặc bé có các triệu chứng khác như sốt 39 độ trở lên, ói mửa, đi tiêu ra máu hoặc phân đen, hoặc bị đau bụng.

Phát ban

Da bé rất nhạy cảm. Trẻ có thể phát ban từ những nốt mụn đến u nhọt trắng nhỏ (mụn đầu trắng) đến các mảng đỏ, khô, ngứa (chàm). Để tránh hăm tã, bạn nên thay tã lót cho bé thường xuyên và thoa thuốc mỡ bảo vệ da.

Đối với bệnh chàm, tránh cho bé sử dụng các loại xà phòng có độ mạnh và nên giữ ẩm cho da. Hầu hết các chứng phát ban đều không nguy hiểm, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị đau đớn và trầm trọng, hoặc nếu bé bị sốt hoặc giộp da.

Hội chứng tay-chân-miệng (HFMD)

Theo Gia đình và xã hội, hội chứng tay-chân-miệng là thuật ngữ chuyên môn nói về căn bệnh có triệu chứng sốt và xuất huyết các nốt đỏ tụ máu trên mu bàn tay, trên mu bàn chân và bên trong miệng. Không có gì phải lo lắng, người ta gọi đây là bệnh chân-tay-miệng, nguyên nhân là do nhiễm vi rút, nhất là vào mùa hè, mùa thu và thường kéo dào vài ngày.

Nên cách ly trẻ mắc bệnh và cần theo dõi những biến chứng có thể xảy ra như viêm màng não và các loại bệnh có liên quan đến não vì vậy nên đưa đi khám và điều trị kịp thời.

Và cũng không ngạc nhiên khi bác sĩ khuyến cáo không cần phải điều trị phức tạp mà chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi và dùng thuốc acetaminophen để giảm sốt.

Cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị cụ thể căn bệnh này, bởi vậy để phòng ngừa vi rút lây lan nên làm tốt công tác vệ sinh, những đồ dùng của trẻ như bình sữa, bát đĩa, đồ ăn,... nên khử trùng trong nước nóng để diệt khuẩn, rửa chân tay thường xuyên cho trẻ, kể cả đồ chơi và không cho trẻ nhai, ngậm đồ dùng hay đồ chơi có nguy cơ gây viêm nhiễm cao.

Thuốc tham khảo:

- Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Mỹ Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]