Cách khắc phục chứng rối loạn đi tiểu ở phụ nữ

Em xin chào BS, ở phụ nữ thường mắc phải những rối loạn đi tiểu nào và có cách nào điều trị bệnh này không?

15.6149
Em xin chào BS, ở phụ nữ thường mắc phải những rối loạn đi tiểu nào và có cách nào điều trị bệnh này không?
(Mỹ Thanh, Đồng Nai)

Chào em,

AloBacsi xin chia sẻ một số thông tin mà em thắc mắc như sau:

Đặc tính đi tiểu bình thường

Thoải mái

•  Tiểu dễ dàng không rặn

•  Thời gian giữa 2 lần đi tiểu: 2 giờ

•  Thời gian của 1 lần đi tiểu: 20 giây

•  Tính chất của lần đi tiểu: không đau, không gắt buốt

•  Cảm giác sau khi đi tiểu: dễ chịu

Tự chủ

•  Tiểu được ngay

•  Có thể tiểu được mọi lúc

•  Có thể nín được

•  Có thể ngưng được

Hiệu quả

•  Bàng quang rỗng sau khi đi tiểu

•  Thể tích nước tiểu tồn lưu (RUV <>

Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều trường hợp chị em bị rối loạn đi tiểu, với những biểu hiện như sau:

Tiểu gấp : là cảm giác mắc tiểu mà khó chịu đựng được

Tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít, >8 lần/ngày

Tiểu đêm: tiểu nhiều hơn 1 lần/đêm

Tiểu gấp không kiểm soát: són tiểu khi đang vào nhà vệ sinh

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức: són tiểu khi hắt hơi, cười, gắng sức

Việc điều trị có nhiều cách, trước tiên bạn áp dụng 3 cách dưới đây nhé:

Thay đổi chế độ ăn, hạn chế các loại thức ăn hay nước uống:

•  Trà, cà phê, rượu, sô cô la, nước ngọt có gas, nước trái cây có vị chua

•  Cà chua, thức ăn có vị cay, thức ăn có chứa đường hóa học


•  Tránh táo bón: táo bón có thể tạo áp lực lên bàng quang, ảnh hưởng đến chức năng bàng quang

•  Ăn nhiều chất xơ như đậu, mì sợi, yến mạch, ngũ cốc, bánh mì, trái cây và rau xanh

•  Tập thể dục

•  Duy trì cân nặng

•  Không hút thuốc: thuốc lá gây kích thích cơ bàng quang; ho nhiều do hút thuốc cũng dễ bị són tiểu

•  Uống nhiều nước:

•  Bệnh nhân thường không dám uống nước vì sợ đi tiểu nhiều à nước tiểu cô đặc gây kích thích bàng quang, tiểu lắt nhắt

•  Nên uống 2-3 lít nước / ngày

•  Tránh uống nước 2-3 giờ trước khi đi ngủ

Tập bàng quang

•  Mục tiêu: tập cách ức chế cảm giác tiểu gấp, trì hoãn việc đi tiểu, đi tiểu theo thời gian biểu

•  Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu lý tưởng: 2-4 giờ

•  Ức chế cảm giác tiểu gấp: ngồi xuống, hít thở sâu bằng miệng, tưởng tượng đến những hình ảnh thư giãn để cảm giác tiểu gấp trôi qua. Đi tiểu vào thời gian đã định

•  Thời gian giữa 2 lần đi tiểu: 2 giờ

•  Nếu không bị són tiểu: tăng thời gian đi tiểu dần

•  Nếu bị són tiểu: giảm xuống 1 giờ và tăng dần

•  Nếu thời gian giữa 2 lần đi tiểu bình thường là 1 giờ, tăng thời gian lên 1 giờ 15 phút

•  Tăng dần mỗi 15 phút sau 1-2 tuần

Kiểm soát cảm giác tiểu gấp

•  Ngưng ngay công việc đang làm, ngồi xuống hoặc đứng yên

•  Nhíu chặt các cơ vùng chậu nhiều lần (không giãn cơ quá mức giữa các lần co cơ)

•  Thư giãn phần cơ thể còn lại. Hít thở sâu để giảm áp lực

•  Tập trung ức chế cảm giác tiểu gấp

•  Chờ đến khi cảm giác mắc tiểu đi qua

•  Đi vào phòng vệ sinh với tốc độ chậm.

•  Tiếp tục nhíu chặt cơ vùng chậu khi đang đi

•  Hiệu quả sau 6-8 tuần


AloBacsi.vn
Theo PGS TS Trần Lê Linh Phương - BV Nhân Dân Gia Định
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]