Cách phân biệt các dạng bệnh tiểu đường

0

Nhiều người thường chỉ nghe đến tên gọi tiểu đường hoặc đái tháo đường nhưng ít ai biết rằng bệnh được chia làm 3 dạng: tiểu đường loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ.

Do đó, phụ thuộc vào từng dạng mà có các điều trị khác nhau, tránh nhầm lẫn không đáng có. Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn phân loại được sự khác nhau giữa 3 loại tiểu đường.

Tiểu đường loại 1

Hay còn được biết với tên gọi là tiểu đường tuýp 1, đây là dạng tiểu đường mà cơ thể không có khả năng sản xuất insulin do chức năng tế bào tuyến tụy bị phá hủy hoàn toàn. Chiếm tỷ lệ 15% trong 3 loại.

Trẻ em vị thành niên dưới 20 tuổi là đối tượng chính của căn bệnh tiểu đường tuýp 1, đây cũng chính là lý do ngoài tuýp 1, dạng này còn được gọi với tên gọi là tiểu đường trẻ em, tiểu đường vị thành niên.

Rơi vào tiểu đường dạng ngày, hướng điều trị chính là người bệnh phải bơm insulin ở bên ngoài vào trong cơ thể suốt đời.

Nhằm ngăn chặn các biến chứng của bệnh, ngoài bơm insulin, trẻ em mắc tiểu đường tuýp 1 cũng phải tuân thủ nguyên tắc chế độ dinh dưỡng, bài tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh tiểu đường loại 2

Đây là loại tiểu đường chiếm tỷ lệ cao nhất và thường hay gặp nhất trong 3 loại tiểu đường. Có đến 90% người mắc phải căn bệnh này, thông thường người thừa cân, béo phì, ít vận động là đối tượng dễ mắc phải tiểu đường loại 2 nhất.

Khác với tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 xuất phát từ 2 nguyên nhân:

– Tuyến tụy không sản xuất đủ inslin, lượng insulin không đủ để cơ thể “vận chuyển” và tiêu thụ lượng glucose có trong máu và tế bào.

– Các cơ quan không phản ứng hay còn gọi là kháng insulin, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.

Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, nhất là người trưởng thành lười vận động, thừa cân hoặc béo phì..

Do đó, phương pháp điều trị của tiểu đường tuýp 2 cũng khá khác so với tuýp 1, sẽ chú trọng hơn ở chế độ ăn uống và luyện tập thể dục, tiêm insulin chỉ là giải pháp cho những trường hợp cơ thể thiếu insulin.

Tiểu đường thai kỳ

Dạng tiểu đường ngày chỉ gặp ở những thai phụ đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ, sau quá trình sinh nở, căn bệnh sẽ không còn. Đây là điểm khá đặc biệt của tiểu đường dạng này.

Trong quá trình mang thai, sự tăng cân đột ngột, chế độ ăn không hợp lý  như ăn quá nhiều đồ ngọt, mang thai quá muộn.. là những nguyên nhân chính gây ra tiểu đường thai kỳ.

Nếu không điều chỉnh và kịp thời xử lý và điều trị, tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí có trường hợp chết lưu thai nhi trong bụng khi mẹ ngất xỉu do tăng đường huyết quá mức.

Trên đây là những điều cơ bản về 3 dạng tiểu đường, hy vọng bài viết có ít cho những ai sẽ đang và đã mắc phải căn bệnh tiểu đường.

Theo Toiyeusuckhoe.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]