Cây lá bỏng - Vị thuốc đa tác dụng

Cây lá bỏng ngoài tác dụng trị bỏng còn được biết đến như một vị thuốc giải rượu, điều trị các bệnh trĩ, xoang... hết sức hữu hiệu.

0

Cây lá bỏng hay cây trường sinh có tên khoa học là Kalanchoe Pinata, đây là loại cây mọc hoang thường được sử dụng để làm cảnh ở nhiều nơi. Theo Đông y cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, tác dụng tiêu viêm giảm đau tiêu độc giúp vết thương chóng lên da non, bạt độc, sinh cơ, chữa bỏng, cầm máu, say rượu, bệnh trĩ...

Khi bệnh nhân bị bỏng, lấy lá bỏng giã nhỏ, sau đó cho một chút muối vào hỗn hợp. Sử dụng dung dịch bôi lên vết bỏng nhằm chống phồng, sưng viêm và làm mát.

Theo Lương y Ngô Viết Tài, Chủ nhiệm HTX thuốc dân tộc Chùa Bộc, Hà Nội, cây lá bỏng còn có 3 tác dụng khác như chữa bệnh say rượu, trị bệnh trĩ, bệnh xoang.

Đối với người say rượu: Sử dụng khoảng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai và nuốt nước sẽ có tác dụng làm mất tác dụng của rượu trong cơ thể.

Đối với người mắc bệnh trĩ: Có thể sử dụng một lượng nhỏ lá bỏng phối hợp với cây rau sam, có thể giã sống uống hoặc sắc uống, đều có thể làm trĩ co lên.

Để tìm hiểu thêm về bài thuốc chữa bệnh xoang từ cây lá bỏng, mời quý vị và các bạn theo dõi Video chương trình "Y học phương Đông", chuyên mục "Thuốc quanh ta":

15.5687--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]