Cây thuốc trặc chữa bệnh

Cây thuốc trặc khứ ư sinh tân (tiêu trừ ứ tích, sinh tân dịch), tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng thũng, giảm đau), tục cân tiếp cốt (nối gân liền xương).

15.6061

Cây thuốc trặc hay còn gọi là cây thanh táo

Theo Báo điện tử Đà Nẵng, TS.Võ Văn Chi, tác giả Từ điển cây thuốc Việt Nam định danh chính xác tên cây thuốc là Thanh táo, tên khoa học là Justicia gendarussa L.f. (tên đồng nghĩa Gendarussa vulgaris Nees), thuộc họ Ô rô - Acanthaceae. Thanh táo còn gọi Thuốc trặc, Tần cửu, một số người dân ở Quảng Nam- Đà Nẵng gọi là cây Tam phòng;  tên chữ Hán là Tiểu bác cốt.

Thanh táo có mọc hoang và thường được trồng làm hàng rào, là cây nhỏ thường xanh cao 1-1,5m. Thân cành non màu xanh hoặc tím sẫm. Lá mọc đối, hình mác hẹp, có gân chính tím. Trên mặt lá thường có những đốm vàng hoặc nâu đen do một loài nấm gây nên. Hoa mọc thành bông ở ngọn hay ở nách lá về phía ngọn bao bởi nhiều lá bắc hình sợi. Hoa màu trắng, có đốm tía.

Cây mọc hoang và thường được trồng ở nhiều nơi làm hàng rào. Có thể trồng bằng hạt, nhưng thường được trồng bằng cành. Các bộ phận của cây thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Trong cây có một alcaloid là justicin và một lượng rất ít tinh dầu. Lá chứa một alcaloid có tính độc nhẹ.

Theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Thanh táo có vị cay, tính ấm; có tác dụng nối gân tiếp xương, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau. Rễ có vị hơi chua cay, tính bình có tác dụng hoạt huyết, trấn thống, làm lợi đại tiểu tiện, tán phong thấp. Vỏ rễ và vỏ thân có tác dụng gây nôn. Lá có tác dụng sát trùng.

Một số bài thuốc từ cây thuốc trặc

Các bài thuốc tham khảo trên trang Sức khỏe & đời sống:

Bài 1:  Chữa ho sốt, mồ hôi trộm: Rễ thuốc trặc, miết giáp, địa cốt bì, sài bồ  mỗi vị 10g; đương quy, tri mẫu  mỗi vị 5g; thanh cao, ô mai  mỗi vị 4g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 2:  Chữa chấn thương sưng tấy (vết thương kín): Cây thuốc trặc tươi 50g ( nếu khô 10g). Tất cả rửa sạch đổ 850ml nước, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 3: Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Thuốc trặc tươi giã nát, hoặc thuốc trặc khô nghiền nhỏ, trộn với rượu, giấm; đắp vào chỗ bị thương, 2 giờ  thay băng 1 lần, ngày 2 lần, dùng liền 3 ngày.

Bài 4:  Chữa phong thấp chân tay tê dại:  Vỏ thuốc trặc, dây chìu, rễ sưng, rễ mền tên mỗi vị 20g; cốt khí, thiên niên kiện mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch đổ 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 15 ngày.

Bài 5: Chữa hậu sản: Cây thuốc trặc, mần tưới, cỏ mần trầu mỗi thứ vị bằng nhau khoảng 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Bài 6: Chữa sản phụ máu xấu đưa lên choáng váng, mắt mờ: Thanh táo, Mần tưới, Cỏ mần trầu, mỗi vị 20g, sắc uống.

Bài 7: Viêm tinh hoàn (dái sưng đau, một bên sa xuống): Rễ thanh táo, Rễ sưng, Rễ bấn trắng, Rễ vạy đỏ, mỗi vị một nắm, sắc uống.

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]