Đà Nẵng: Sạt lở nặng ở bán đảo du lịch Sơn Trà

Ngày 10/12, Sở GTVT Đà Nẵng cho biết, các đợt mưa lũ vừa qua đã khiến tuyến đường Hoàng Sa trên bán đảo Sơn Trà, đặc biệt là đoạn từ chùa Linh Ứng Bãi Bụt đến đường vào bãi Đa bị sạt lở hết sức nghiêm trọng.

15.5818

Đà Nẵng: Sạt lở nặng ở bán đảo du lịch Sơn Trà

Ngày 10/12, Sở GTVT Đà Nẵng cho biết, các đợt mưa lũ vừa qua đã khiến tuyến đường Hoàng Sa trên bán đảo Sơn Trà, đặc biệt là đoạn từ chùa Linh Ứng Bãi Bụt đến đường vào bãi Đa bị sạt lở hết sức nghiêm trọng.

Chỉ trên khoảng 1,5km đã có hơn 10 điểm sạt lở, trong đó có 5 điểm sạt lở rất nặng với lượng đất đá lên đến cả ngàn mét khối.

Tuyến đường Hoàng Sa ở bán đảo Sơn Trà đang bị sạt lở nặng - Ảnh: HC

Theo khảo sát của Sở GTV Đà Nẵng, mái ta-luy ở các vị trí trước khu du lịch Biển Đông, bãi Rạng và đường vào bãi Đa bị lở từng mảng lên đến vài trăm mét vuông, kéo hàng ngàn mét khối đất đá sạt xuống lấp mặt đường. Trong khi ngay dưới các vị trí bị sạt lở này, khá nhiều mạch nước ngầm vẫn chảy, kéo thêm đất tụt xuống để lộ ra những khối đá rất to “treo” lơ lửng trên cao…

Những tảng đá lớn từ trên núi cao đổ ập xuống ngay trước khu du lịch Biển Đông

Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến vừa có văn bản chỉ đạo việc xử lý tình trạng ngập úng, sạt lở đất đá tại khu vực núi Sơn Trà. Theo đó, yêu cầu Sở GTVT phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan khẩn trương xúc dọn đất đá sạt lở, khơi thông hệ thống thoát nước và tổng hợp kinh phí thực hiện, báo cáo đề xuất UBND TP xem xét quyết định.

Tình trạng sạt lở đang gây mất an toàn cho xe chở khách tham quan

Theo công bố của Tổng cục Du lịch hồi tháng 10/2011, bán đảo Sơn Trà là một trong 10 địa điểm trong cả nước mà cơ quan này sẽ phối hợp với các địa phương lập quy hoạch xây dựng khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Một tảng đá nặng hàng chục tấn từ trên núi cao sạt xuống vừa được "chẻ" ra để giải toả mặt đường cho xe lưu thông

Tuy nhiên tình trạng sạt lở ở bán đảo Sơn Trà vẫn liên tục xảy ra, nhất là vào các mùa mưa lũ dù chính quyền TP đã tốn rất nhiều kinh phí để khắc phục, sửa chữa. Nguyên nhân chính, theo một số cán bộ chuyên ngành GTVT, do việc khắc phục còn mang tính chắp vá, đối phó thay vì phải thực hiện các giải pháp có tính căn cơ, bền vững để giải quyết dứt điểm.

Tại các điểm sạt lở, khá nhiều mạch nước vẫn chảy, kéo thêm đất tụt xuống

Kiểu đúc bê-tông ở chân ta-luy, phía trên trồng cỏ xen lẫn tre không ngăn được tình trạng sạt lở

Mái ta-tuy dương ở khu vực trước khu du lịch Biển Đông, bãi Rạng…vẫn làm theo kiểu đúc tường bê-tông ở chân ta-luy, phía trên trồng cỏ xen lẫn tre nhằm tiết kiệm thời gian thi công và kinh phí. Thực tế cho thấy không những không tiết kiệm được mà còn khiến ngân sách phải tốn kém nhiều hơn cho việc khắc phục, sửa chữa.

Hơn thế nữa, tình trạng sạt lở này đang gây ra những mối đe doạ rất lớn đối với an toàn của các khu du lịch và du khách phía bên dưới. Do lẽ, không biết lúc nào hàng trăm mét khối đất đá, nhất là các tảng đá “treo” lở lửng trên cao sẽ đổ ập xuống – điều vừa liên tục xảy ra tại hòn Mộc Sơn của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn trong mùa mưa năm nay.

HẢI CHÂU

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]