Đau nhức tai, kèm chóng mặt khi thay đổi tư thế, bệnh gì?

Thời gian tư vấn trực tuyến của AloBacsi bắt đầu từ 17g - 19g hôm nay (21/4), mời bạn đặt câu hỏi và đón xem câu trả lời vào khung giờ trên.

15.6009
BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương - BV Nhân dân 115

Nội dung tư vấn của BS Lan Hương với bạn đọc AloBacsi:

- Oanh Oanh

Thân chào bác sĩ,

Chị gái em bị đau nhức trong tai. Lúc đứng dậy, ngồi hay ngủ, khi thay đổi tư thế đều chóng mặt, choáng. 2, 3 ngày khỏi rồi sau đó 2 tuần lại bị thì bị bệnh gì ạ? Hiện tượng này đã diễn ra 3 - 4 lần rồi. Em cảm ơn BS.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Triệu chứng đau nhức tai kèm chóng mặt hướng nhiều đến bệnh lý của khu vực tai trong (ống tai được chia làm 3 phần, tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai trong là cơ quan quan trọng trong chức năng cảm nhận âm thanh và thăng bằng, nếu không xử trí kịp thời và đúng mức có thể dẫn đến di chứng là điếc vĩnh viễn.

Tuy nhiên, chỉ dựa vào thông tin em cung cấp mà không khai thác trực tiếp bệnh sử của người bệnh, chưa qua thăm khám thì vẫn có thể có sai sót, nhầm lẫn. Do vậy, tôi khuyên em nên đưa chị em đến BV chuyên khoa Tai mũi họng để kiểm tra sớm, em nhé.

- Bảo Thúy Doctorskin

Chào bác sĩ,

Cho em hỏi, em bị đi cầu ra máu tươi, là nguyên nhân của bệnh gì ạ? Mong BS tư vấn, em cảm ơn.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Đi cầu ra máu đỏ tươi gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, như trĩ, nứt hậu môn, polyp đại trực tràng, viêm loét đại tràng...

BS cần phải khai thác nhiều thông tin từ bệnh sử, tiền căn và kết hợp với thăm khám lâm sàng, có thể kèm một số xét nghiệm cần thiết, từ đó mới đưa ra chẩn đoán chắc chắn.

- An Pham - [email protected]

Thưa BS Lan Hương,

Em có thử máu viêm gan B tại viên Pasteur có kết quả: HBsAg: nghi ngờ 0.907 (COI < 1.0),="" anti="" hbs:="" dương="" tính="" 29.87=""><) iu/l,="" total="" anti="" hbc:="" âm="" tính="" 0.33=""><1.0 s/co).="" bs="" tư="" vấn="" giúp="" em="" với="" ạ.="" em="" cảm="" ơn="">                                                                  

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Kết quả trên cho thấy hiện em chưa từng nhiễm virus gây viêm gan siêu vi B (HBV) và đã có kháng thể bảo vệ, kháng thể này có được là nhờ vào tiêm ngừa vắc-xin trước đây.

Tuy nhiên, có lẽ thời gian em tiêm ngừa vắc-xin đã khá xa nên lượng kháng thể giảm thấp, em nên chích nhắc lại 1 mũi để nâng mức kháng thể bảo vệ lên, em nhé.

- Nga Nguyễn - [email protected]

Chào bác sĩ,

Mong BS giải đáp, kết quả xét nghiệm BBsAg âm tính 0.894, tr số bình thường là 0-0.9. Có phải cháu sắp bị viêm gan B không ạ? Cháu cảm ơn.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Kết quả trên không có nghĩa là em sắp bị viêm gan siêu vi B vì bất kỳ xét nghiệm nào cũng có độ nhiễu tương đối, kết luận của xét nghiệm vẫn là âm tính.

Để chắc chắn hơn về việc có nhiễm HBV hay không, em nên làm thêm xét nghiệm Anti HBs và total Anti HBc, khi có kết quả, em có thể gửi thông tin về lại để tôi tư vấn tiếp.

Thân ái.

- Thach Lam - [email protected]

Xin chào bác sĩ,

Dạo này tôi đi phân đen, có lúc đi phân vàng, phân dạng lỏng mà phân vẫn nỗi lên mặt nước, không thấy bị đau bụng hay chóng mặt. Vậy cho hỏi tôi có bị bệnh gì không ạ? Xin cảm ơn.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào bạn,

Tính chất phân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thực phẩm ăn vào, nhu động ruột, dịch tiêu hóa, thuốc đi kèm...phân có màu đen kèm tính chất sệt, đen như hắc ín, nhựa đường, tanh, sau đi tiêu có triệu chứng mệt lả, choáng váng, vã mồ hôi thì khi đó là biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa.

Còn lại phân đen nhưng có lúc vàng, dạng lỏng nhưng còn phân và không kèm biểu hiện gì bất thường thì chưa nghĩ có vấn đề về đường tiêu hóa, nhiều khả năng là do chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày mà thôi.

Bạn nên ăn chín uống sạch, dùng thực phẩm dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ, rượu bia, cà phê, bổ sung nhiều nước trong giai đoạn này.

Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài trên 3 ngày, đặc biệt kèm sốt, tiêu phân có nhày máu, đau quặn bụng, nôn ói, mệt mỏi, choáng váng khi thay đổi tư thế thì bạn nên đến khám BS để kiểm tra, bạn nhé.

- Phước Vinh - [email protected]

Chào bác sĩ,

Em là nam, 26 tuổi. Em đã tìm hiểu trên mạng và cũng có đến phòng khám đa khoa thế giới ở đường võ văn kiệt để khám và biết mình bị sùi mào gà ở hậu môn. Do em bị nhiễm HIV nên phòng khám không tiến hành phẫu thuật cắt bỏ cho em được.

Em rất lo lắng, BS có thể tư vấn giúp em về cách điều trị và địa chỉ BV để điều trị bệnh được không ạ? Cảm ơn BS.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Với vấn đề này, em nên đến BV Da liễu để điều trị, đây là bv công và chuyên về điều trị các bệnh lý da liễu, trong đó có sùi mào gà trên đối tượng nhiễm HIV, nên sẽ không có lặp lại cách ứng xử như trên.

Tuy nhiên, tôi khuyên em nên thông báo trước với các nhân viên y tế về tình trạng nhiễm HIV của mình để BS chọn lựa cách điều trị an toàn cho em và cũng không cần lặp lại các xét nghiệm không cần thiết.

Thân ái.

- Le Thi My Trang - [email protected]

Thân chào bác sĩ,

BS cho con hỏi con vừa lột thay da sinh học vuvuzela, con lột xong bây giờ 2 chân con đau rát và đỏ lên, rất ngứa nữa. BS ơi giờ con phải làm gì đây? Con sợ lắm. BS tư vấn giùm con với. Con cảm ơn BS rất nhiều. 

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Em đang bị viêm da, em có thể rửa chân dưới vòi nước mát, sạch để giảm ngứa, giảm sưng viêm và đến khám cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu sớm để có cách xử trí đúng và kịp thời, để giảm triệu chứng và các di chứng như thâm da về sau. Việc tự ý điều trị theo hướng dẫn phi khoa học có thể làm viêm da nặng lên.

- Duong - [email protected]

Chào bác sĩ,

Em năm nay 49 tuổi. Em làm việc từ 4g sáng nên có thói quen ăn uống xong rồi nghỉ ngơi một chút. Hôm nay bỗng nhiên em bị chóng mặt lúc ngủ dậy và cảm giác buồn nôn, sau đó cả người lạnh, toát mồ hơi, bụng thì kêu cồn cào.

Em nằm 20 phút nhưng vẫn không ngồi dậy được. BS cho em biết hiện tượng này là bệnh gì vậy ạ? Có nguy hiểm không? Cảm ơn BS.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào bạn,

Với thói quen sinh hoạt của bạn và các triệu chứng kể trên, nhiều khả năng bạn bị hạ đường huyết, rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời có thể hôn mê.

Xử trí nhanh trong trường hợp đó là ăn ngay loại thực phẩm nhiều đường như kẹo, socola, viên đường...khi thấy đỡ hơn nhiều thì đó là do hạ đường huyết, nếu vẫn không thấy đỡ thì có thể do các rối loạn khác, cần nhập viện xử trí ngay.

Ngoài ra, ở độ tuổi của bạn cũng đã bắt đầu xuất hiện một số bất ổn về sức khỏe, bạn nên dành thời gian để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mình, phát hiện bệnh sớm để điều trị sớm nếu có, bạn nhé. 

- Minh Thai - [email protected]

Kính gửi BS Lan Hương,

Em là nam, 25 tuổi, đã đốt điện sùi mào gà. Sau khi đốt tính đến nay đã được 6 tháng. 1 tháng trước, nốt sùi tái phát, em sử dụng bông gòn thấm dấm táo chườm vào nốt sùi 1 ngày 2 lần, 1 lần 4-5 tiếng, tuy rằng rất rát nhưng 1 tuần sau thì nốt sùi trong bóc ra.

Gần đây, nốt sùi lại tái phát, em cũng sử dụng oxy già sát trùng  sau đó chườm dấm táo lên, nhưng lần này lại không mấy khả quan. Em xin hỏi BS em nên sử dụng thuốc bôi ngoài nào để điều trị? Vì nốt sùi nằm ngay vành hậu môn và rất rát, nếu bôi thuốc ngay vùng hậu môn như vậy có nguy hiểm không thưa BS?

Trong trường hợp không thể sử dụng thuốc bôi trị nốt sùi, em có thể dùng kháng sinh điều trị không?  Nếu uống kháng sinh điều trị bệnh thì có ảnh hưởng đến sức khỏe không ạ? Rất mong được BS tư vấn. Em chân thành cảm ơn.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Kháng sinh không có tác dụng trong điều trị sùi mào gà, kể cả bôi hay uống, việc dùng kháng sinh bừa bãi có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn thường trú có thể dẫn đến nhiễm nấm chồng lên hay các vi khuẩn có hại khác bùng lên

Sùi mào gà nhỏ và ít thường tự mất đi mà không cần điều trị gì cả, tất nhiên thời gian sẽ lâu hơn một chút. BS lựa chọn chỉ chấm AL cho em một lần có lẽ vì ngay từ đầu nốt sùi mào gà của em khá nhỏ, những nốt còn lại nếu quá nhỏ thì không nên chấm hay đốt tiếp vì có thể chấm/đốt lấn sang phần niêm mạc lành gây đau, loét...tức là hại nhiều hơn lợi.

Do đó, theo tôi em nên tiếp tục theo dõi thêm, nếu nốt ban đầu thu nhỏ dần và rụng đi, những nốt nhỏ không có xu hướng lan rộng tiếp hay lớn hơn thêm thì không cần làm gì cả, quan trọng nhất là không nên quan hệ tình dục không an toàn với những người có nguy cơ cao lây nhiễm sùi mào gà cho em.

- Nguyen Dan - [email protected]

Xin chào bác sĩ,

Hiện tại cổ tay phải của cháu bị đau chỗ mắt cá, gập cổ tay lên xuống thì hơi đau, nhưng khi gập nghiêng cổ tay theo chiều bẻ xuống ngón út hoặc là xoay cổ tay thì đau dữ dội. Cháu đã chụp X-quang nhưng không phát hiện ra trật hay gãy, BS chỉ cho thuốc giảm đau về uống nhưng vẫn không khỏi.

Rất mong BS tư vấn giúp cháu ạ. Công việc của cháu là dân văn phòng, ngồi làm việc trên máy tính. Cảm ơn BS.         

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Chụp phim X-quang cổ tay chỉ loại trừ được gãy xương, trật khớp rõ, còn các tổn thương thuộc phần mềm của khớp như dây chằng, bao khớp, bao hoạt dịch, sụn viền...thì không phát hiện được.

Theo mô tả của em, tôi nghĩ nhiều khả năng em có tổn thương phần mềm của khớp. Em nên đến khám tại chuyên khoa Cơ xương khớp có ở 1 số BV như BV Chợ rẫy, BV 115, BV Chấn thương chỉnh hình...để kiểm tra lại, việc uống thuốc giảm đau kéo dài chỉ giảm triệu chứgn đau, không giải quyết được nguyên nhân và nếu dùng kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ trong đó thường bị ảnh hưởng nhất là dạ dày.           

- Bùi văn luân - [email protected]

Chào BS Lan Hương,

Tôi bị ngã xe và bị vỡ xương chán, gần lông mày bên phải, nhưng tôi không phải mổ và BS nói để tự lành.

Tôi bị khâu 8 mũi, sau 1 tháng điều trị tôi hết đau nhưng vẫn bị tê bì vùng da bị vỡ xương. Xin hỏi BS vậy bao lâu thì chán tôi mới hồi phục hoàn toàn và có cảm giác bình thường? Tôi xin cảm ơn.     

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào bạn,

Nứt hay vỡ nhẹ xương trán thì không cần điều trị, cơ thể sẽ tự lành, điều này là đúng. Cảm giác tê bì vùng từng bị nứt hay vỡ xương cũng thường gặp, do lực chấn thương mạnh đến mức làm nứt/vỡ xương thì cũng sẽ kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh quanh đó.

Nếu cảm giác tê bì không nhiều thì không cần điều trị thuốc, Nếu tê bì nhiều thì bạn nên tái khám BS để được kê thuốc giảm tê.

Ngoài ra các phương pháp như massage, châm cứu, nhân điện thường có ích. Thời gian hồi phục hoàn toàn thì không nói trước được vì tùy người, tùy mức độ chấn thương...nhưng thường gặp là dưới 6 tháng, bạn nhé.          

- Anhha Luu - [email protected]

Thân chào bác sĩ,

Con em năm nay 11 tuổi, hay buồn ngủ, có khi không biết ngủ lúc nào. Đó là bệnh gì vậy BS? Chân thành cảm ơn BS.        

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào bạn,

Nếu trẻ hay thức khuya, ngủ không đủ giấc thì cảm giác buồn ngủ là do thiếu ngủ, báo hiệu sinh hoạt không điều độ và cần điều chỉnh lại ngay.

Trường hợp trẻ ngủ đêm đủ (trên 8 tiếng) và vẫn thường xuyên buồn ngủ, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng học tập, hoạt động trường lớp và xã hội của trẻ, tức là khi đó trẻ có vấn đề và cần phải đến khám BS để kiểm tra toàn diện tìm xem có rối loạn nào không để giải quyết sớm cho trẻ. 

Thân ái.

- Nguyễn Văn Thiện - [email protected]

Em chào bác sĩ,

Em đá bóng bị đau đầu gối. Sau 2, 3 tuần em đi lại, leo cầu thang bình thường, gấp duỗi bình thường, ch có cảm giác gối lỏng, thi thoảng bị đau khi xoay gối. Cho em hỏi như vậy em có bị đứt dây chằng không ạ? Em xin cảm ơn.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Dây chằng thường bị tổn thương là dây chằgn chéo trước, gây cảm giác lỏng khớp gối. dây chằng có thể bị dãn (chùng lại), rách hay đứt bán phần, đứt hoàn toàn.

BS sẽ khám kỹ có thể xác định rõ, đồng thời cũng tìm các tổn thương khác đi kèm nếu có (vỡ hay rách sụn chêm, dập xương dưới sụn...). Do đó, em nên đến khám BS chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để xử trí sớm, em nhé.

- Trương thị Thơm - [email protected]

Chào bác sĩ,

Em năm nay 26 tuổi. Em đi khám BS cho biết em bị men gan cao gấp 9 lần so với bình thường, GGT 274H, Creatinin 34L. Xin BS tư vấn thêm cho em biết nguyên nhân và giải pháp điều trị với? Em cảm ơn BS.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Chỉ dựa vào 2 thông số trên thì chưa đủ thông tin tối cần thiết để tô trả lời câu hỏi của em. Điều đầu tiên là tại sao em lại đi khám, em có triệu chứng gì bất thường, trước đây có bệnh lý gì không, có đang dùng thuốc gì không, có hút thuốc lá hay uống rượu không, cân nặng và chiều cao.

Men gan bao gồm AST, ALT, GGT, ALP; chỉ dựa vào GGT thì chưa lý giải được vì GGT thường tăng khi uống rượu, tắc mật, cũng tăng trong hoại tử tế bào gan, suy thận, đái tháo đường...Creatinin máu thấp thường là do khối lượng cơ thấp, chưa nói lên được điều gì khác.

                                                                    
Đây là chương trình tư vấn sức khỏe phục vụ cộng đồng - hoàn toàn miễn phí.

Bác sĩ của chúng tôi làm việc trên tinh thần hết lòng vì Sức khỏe cộng đồng, theo lời thề Hippocrates - Lời thề Đạo đức Y khoa.

Chúng tôi sẵn sàng sẻ chia những lo âu, giải đáp các thắc mắc của bạn - vô điều kiện.

Mời bạn gửi câu hỏi bằng 1 trong 3 hình thức sau:

+ Gửi câu hỏi thông qua hệ thống đặt câu hỏi của chuyên mục Khám bệnh online

+ Gửi đến email: [email protected]

+ Gọi điện thoại trực tiếp đến số 0976 328 725 hoặc 08 66 800 367 (từ 18 - 20h từ thứ 2 đến thứ 7).

Trân trọng,

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]