Ngoài trang bị kiến thức chuyên môn, về công tác phòng chống dịch Ebola, công tác điều trị, công tác chống lây nhiễm, các nhân viên y tế còn được trang bị cả công tác ứng phó khi có tình huống dịch khuẩn cấp.

Tình huống diễn tập được giả định có ổ dịch virút Ebola xảy ra trên diện rộng. Lúc này hệ thống khử khuẩn di động sẽ được điều đến vùng dịch gồm: xe khử khuẩn di dộng, luồng phân bệnh nhân để thực hiện công tác khử khử khuẩn.

Trước khi thực hiện nhiệm vụ, xe khử khuẩn di động sẽ được khử khuẩn bằng nước sau đó tiếp tục khử bằng hóa chất và tiếp đến là bằng nước.

Khu vực xảy ra ổ dịch virut Ebola sẽ được ngăn cách. Tất cả những người từ vùng dịch đi ra được phân thành 3 luồng để thực hiện công tác khử khẩn.

Luồng thứ nhất nằm ở giữa, dành cho bệnh nhân nặng, luồng bệnh phải dành cho bệnh nhân nữ và luồng bên trái dành cho bệnh nhân nam. Mỗi luồng có 3 buồng nhỏ gồm: buồng thay quần áo, buồng khử khuẩn và buồng thay quần áo.

PGS.TS Phan Trọng Lân, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, việc làm này là rất quan trọng. Bởi khi có tình huống dịch xảy ra, đội phòng chống dịch khoảng 20 người gồm: hậu cần, chuyên môn, an toàn sinh học… được triển khai một cách đồng bộ, cơ động, thuần thục. Qua đó, mỗi người tự vào vị trí của mình, bảo đảm công việc, không có sự xê dịch khi có tình huống dịch khẩn cấp xảy ra.

Cũng theo ông Lân, về mặt dịch tễ học, Việt Nam chưa phải là vùng trọng điểm của dịch Ebola, việc phòng bệnh vi rút Ebola chủ yếu là phòng những người từ vùng dịch đến. Do đó, người dân không nên quá hoang mang lo lắng về dịch bệnh virút Ebola.

“Nếu người dân phát hiện những trường hợp nào từ vùng dịch Ebola trở về thì báo với chính quyền địa phương, cơ quan y tế  để cùng giám sát, không cho dịch bệnh lây lan ra bên ngoài. Khi có người nhà mắc bệnh vi rút Ebola thì nên đưa ngay đến bệnh viện”, ông Lân khuyến cáo.

Hồ Quang