“Điều trị tai biến” bằng... truyền thông

Trong lịch sử, Fonterra- hãng sữa lớn nhất New Zealand- từng dính vào nhiều bê bối. Năm 2008, vụ sữa nhiễm melamine của Công ty Tam Lộc (Trung Quốc) khiến 6 trẻ em tử vong. Khi đó, Fonterra nắm 43% cổ phần của Tam Lộc, không thể đứng ngoài cuộc.

0

CôngThương - Tháng 8/2013, Fonterra tưởng chừng sẽ gục ngã khi những thông tin sữa Fonterra nhiễm vi khuẩn độc hại được tung ra thị trường, trong đó có Việt Nam. Rất nhanh sau những “tai biến”, Fonterra đã hồi phục với phác đồ điều trị bằng... truyền thông.

Một ví dụ khác tương tự. Maple Leaf Foods là công ty chế biến thực phẩm hàng đầu Canada. Cuối năm 2008, sản phẩm thịt tại một nhà máy chế biến bị nhiễm khuẩn, khiến 20 người tử vong. Báo chí Canada tổng công kích, hàng loạt vụ kiện dấy lên...

Ngay lập tức, CEO của Maple Leaf Foods hiện diện trên báo chí, xin lỗi và thừa nhận công ty phải chịu trách nhiệm về vụ việc tồi tệ này. Cùng với các cuộc họp báo thường xuyên, website công ty cập nhật từng giờ, đưa ra những lời xin lỗi, đăng tải những thông tin về sự ngăn chặn lây nhiễm. Đoạn quảng cáo đưa lên Youtube thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem...

Với phác đồ điều trị bằng truyền thông, maketing, tái cơ cấu..., đến cuối năm 2009, công ty có lãi trở lại. Năm 2010, doanh thu từ sản phẩm thịt phục hồi 95%, tương đương 2,3 tỷ USD.

Khi vướng vào bê bối, nếu chần chừ, báo chí sẽ “bắn đại bác”, công kích công ty bất lực, vô trách nhiệm. Dùng truyền thông để phản ứng tức thì là điều sống còn, công ty sẽ nhận được sự tôn trọng của công chúng khi dám xin lỗi thẳng thắn và tỏ ra không nói suông khi các hành động chứng minh công ty đặt lợi ích người tiêu dùng lên cao nhất. Dũng cảm nhận lỗi, đó là phẩm chất của nhà kinh doanh hiện đại!

Minh Hạnh

baocongthuong.com.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]