Dưỡng huyết khu phong phương: Bài thuốc quý trị tay chân đau nhức

Dưỡng huyết khu phong phương là bài thuốc số 11 trong Tâm đắc thần phương của y tổ Lãn Ông. Bài thuốc gồm có: Thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, kim ngân hoa 8g, tần giao 8g, ngưu tất 6g, đỗ trọng 6g, tục đoạn 6g, quế chi 6g, tùng tiết 6g.

15.6037
Kiên ngung.
Thái xung.
Khúc trì.
Túc lâm khâp.

Dưỡng huyết khu phong phương là bài thuốc số 11 trong Tâm đắc thần phương của y tổ Lãn Ông. Bài thuốc gồm có: Thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, kim ngân hoa 8g, tần giao 8g, ngưu tất 6g, đỗ trọng 6g, tục đoạn 6g, quế chi 6g, tùng tiết 6g. Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát. Lần 2 sắc 2 bát còn nửa bát hợp 2 lần uống làm một, chia 2 lần uống trong ngày cách xa bữa ăn, uống ấm.

Chủ trị các chứng đột nhiên chân tay bên trái đau nhức, dần dần đau như dao cắt, suốt ngày kêu rên. Sau đau lan sang tay chân bên phải. Sáu bộ mạch di huyền, hồng.

Sau khi uống thuốc nếu chứng đau bớt mà tinh thần ngày càng suy thì gia thêm nhân sâm 12g, bạch truật 12g để củng cố trung tiêu, bồi dưỡng nguyên khí. Sau các chứng yên dần thì dùng bài “Sinh mạch”: Sa sâm 8g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 6g  sắc lấy nước uống hoặc bài “Bát vị hoàn” gia thêm lộc nhung 8g, ngưu tất 8g, đỗ trọng 8g sắc uống.

Nhận xét bài thuốc: Thục địa, đương quy, bạch thược là 3 vị dưỡng huyết làm quân (hàng đầu), kim ngân, tần giao là thuốc trị phong có tính nhu nhuận làm thần để dẫn thuốc chạy tới tận gân xương. Ngưu tất, đỗ trọng, tục đoạn làm tá và sứ để điều hòa chỗ gân xương đau nhức; quế chi, tùng tiết dẫn thuốc ra 2 cánh tay. Cổ thư dạy: “Trị phong trước tiên trị huyết. Huyết thông thì phong tự diệt”. Lại nói: “Trừ phong chớ làm quá táo”. Lãn Ông còn nhắc nhở: “Mắt có huyết mới trông được, tay có huyết mới cầm được, chân có huyết mới đi được... Trong người không chỗ nào là không nhờ có huyết để làm tròn chức năng của nó. Nếu không có huyết thì hư hỏa bốc lên làm ráo trong cơ thể mà thành đau, mà càng đau thì hư hỏa càng bốc lên thành chứng ma sấn, nan hoán” (tê rần rần, khó cử động). Cho nên phương này trọng dụng huyết được và thuốc trừ phong mà nhu nhuận như kim ngân, tần giao mà không dùng thuốc mạnh dữ như xạ hương, bạch phụ tử, toàn yết, cương tàm sẽ làm bệnh không khỏi mà còn nặng thêm. Nếu uống thuốc trên kết hợp với châm cứu xoa bóp, bấm huyệt thì bệnh càng chóng khỏi.

Một số huyệt vị thường dùng là: phong trì, kiên ngung, khúc trì, ngoại quan, uyển cốt, hợp cốc, bách hội, phong thị, phong long, dương lăng tuyền, túc tam lý, tam âm giao, thái xung, túc lâm khấp.

Trước hết ấn, day: khúc trì, hợp cốc, túc tam lý, tam âm giao để khai mở huyệt lưu thông khí huyết tay chân và toàn thân. Sau đó ấn, bấm, day các huyệt còn lại, làm bên trái trước, bên phải sau rồi cứu kiên ngung, phong thị, thái xung mỗi huyệt 1 phút bằng điếu ngải cứu.

Vị trí và tác dụng của các huyệt

Bách hội (ở đỉnh đầu) làm thăng dương, ích khí, phù chính khí, đuổi tà khí.

Phong trì: chủ dương khí ở biểu (bên ngoài) dùng để tăng sức giải tà khí ở biểu. 

Hai huyệt này có vai trò sơ phong tán tà điều hòa doanh vệ làm mạnh não bộ, hệ thần kinh. Huyệt phong trì ở sau tai chỗ lõm do bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ tạo nên.

Kiên ngung: đưa cánh tay lên, thấy khe lõm ngoài vai ở khoảng khe giữa 2 xương vai và cánh tay.

Khúc trì: chỗ lõm đầu ngấn ngang - mặt ngoài khuỷu tay khi co lại.

Hợp cốc: chỗ lõm giữa 2 ngón tay cái và ngón tay trỏ.

Ngoại quan: Trên cổ tay phía cánh tay ngoài 2 tấc, chỗ lõm của 2 xương quay và xương trụ.

Uyển cốt: phía ngoài bàn tay, giữa chỗ lõm trên lồi cao xương cổ tay.

5 huyệt trên có tác dụng trị đau nhức chi trên. Khúc trì làm hành khí hòa huyết, thanh phế, giải biểu, được kết hợp với dương lăng tuyền để tả hỏa can, đởm, gân mạch được nuôi dưỡng thì chứng tê, đau nhức sẽ dứt.

Phong thị: Tay áp thẳng dọc đùi, ngón tay giữa đè vào đùi có chỗ lõm là huyệt.

Phong long: Từ mắt cá ngoài lên 8 tấc, chỗ lõm, phía ngoài xương ống chân là huyệt.

Dương lăng tuyền: dưới đầu gối 2 tấc, chỗ lõm phía ngoài xương ống chân.

Thái xung: kẽ giữa ngón chân cái và ngón chân 2 đo lên 1 tấc rưỡi, ở góc của 2 đầu sau xương bàn chân.

Túc lâm khấp: chỗ lõm sau đốt 1 của ngón chân thứ 4, phía ngón út.

5 huyệt này chủ trị đau nhức chi dưới, có công năng điều hòa khí huyết, thanh hỏa tức phong hóa đàm thư cân hoạt lạc thông lợi quan tiết.

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]