Giải pháp để không phải sống chung với bệnh trĩ

Trĩ là bệnh khá phổ biến, gây nhiều phiền toái cho người bệnh và rất nguy hiểm nếu ở giai đoạn muộn, phình to, thò ra ngoài hậu môn, chảy máu.

15.6233
Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch trĩ trên hoặc dưới, thậm chí cả hai (gây trĩ nội, ngoại hoặc hỗn hợp). Biểu hiện thường gặp là có cảm giác khó chịu, đau, có khi kèm chảy máu mỗi khi đi cầu. Trĩ sa (là trĩ nhô ra ngoài hậu môn) làm chảy chất nhầy và ngứa quanh hậu môn. Nếu trĩ sa bị nghẽn mạch và nghẹt búi trĩ thì gây đau dữ dội.
 
Trĩ thường tiến triển âm thầm với các biểu hiện thời gian đầu chỉ thoáng qua, cộng với tâm lý e ngại, nên bệnh nhân dễ bỏ qua, đi khám và điều trị khá muộn. Tuy nhiên, bệnh trĩ càng nặng, tức là tình trạng suy hệ tĩnh mạch trĩ càng nhiều. Nếu để muộn mới điều trị, bệnh càng khó chữa, thời gian điều trị càng kéo dài và dễ tái phát. Vì vậy, bệnh được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Để chữa khỏi trĩ, bệnh nhân cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Bệnh trĩ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa. Đây là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác.

Muốn điều trị triệt, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ. Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc cho kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng các phương pháp này, thường rất đau đớn và có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn…

Từ nghìn đời nay, Đông y đã có những bài thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Đó là sự kết hợp giữa các dược liệu quý như diếp cá, đương quy, rutin, tinh chất nghệ, giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, làm co búi trĩ… Bài thuốc này đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học dựa trên nghiên cứu công dụng và tính an toàn của các loại dược liệu cũng như kinh nghiệm sử dụng điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân trĩ.
 
Nguy cơ mắc bệnh trĩ cao thường gặp ở:

- Những người từng bị bệnh trĩ đã được chữa khỏi nhưng không chú ý điều trị dự phòng.

- Những người có có một số yếu tố được coi như nguồn gốc phát sinh bệnh trĩ

- Những người có nghề nghiệp phải đứng lâu, ngồi nhiều (lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng...), bởi tư thế làm máu huyết ít lưu thông, dễ bị ứ chệ.

- Một số bệnh gây rối loạn đại tiện như lỵ, táo bón (rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện) gây nên bệnh trĩ.

- Các bệnh gây tăng áp lực ổ bụng như u bướu, viêm...làm cản trở lưu thông các mạch máu và phát sinh trĩ.

- Trĩ hay gặp ở phụ nữ có thai, sinh đẻ....

- Yếu tố gia đình, di truyền, ít hoạt động, ăn ít rau, uống ít nước... cũng là một nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Để phòng ngừa bệnh trĩ, cần hoạt động nhiều, không nên ngồi lâu. Tránh táo bón bằng cách ăn nhiều rau hoa quả tươi, uống nhiều nước, bớt các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá, tiêu ớt...; tránh gắng sức quá nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo thói quen đi đại tiện ngày một lần vào một giờ nhất định, tránh rặn mạnh rặn lâu khi đại tiện.

AloBacsi.vn (Theo VnExpress)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]