Giúp con học hỏi tốt hơn: dinh dưỡng có vai trò quyết định

Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn khi đã sinh con ra thì có thể nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh. Để đạt được điều này, nhiều cha mẹ đang tìm mọi cách để giúp con phát triển tối ưu.

15.6042

Một chế độ dinh dưỡng đúng không chỉ giúp trẻ tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên, mà còn giúp não bộ trẻ phát triển tối ưu nhờ đó trẻ có thể nắm bắt mọi cơ hội để học tốt hơn.

Lệch” dinh dưỡng có thể khiến trẻ đánh mất cơ hội học hỏi

Bước vào phòng khám dinh dưỡng của bệnh viện Nhi là một phụ nữ trẻ, trên tay bồng một bé trai khoảng gần 3 tuổi, vẻ mặt đầy lo lắng. Tới ngồi bên hàng ghế chờ, chị thả bé xuống đất nhưng bé không muốn đứng, rồi cứ thế mệt mỏi gục đầu vào chân mẹ nhìn các bạn khác đang chơi đùa. Mẹ bé cho biết, bé là con đầu, gia đình lại khá giả nên thuê người chăm sóc rất kỹ, ăn uống nhiều chất bổ dưỡng nhưng không hiểu sao một năm trở lại đây bé thường xuyên bệnh, chỉ dăm bữa nửa tháng là thấy đổ mũi, viêm họng, nóng sốt và nghỉ học. Bé cũng không màng đến chuyện học hỏi, vui chơi như các bạn bè. Chị đang lo bé không theo kịp con người ta vì bé yếu ớt và chậm chạp quá. “Nhìn con người ta mới hơn 2 tuối mà đã biết xếp hình, có thể nhận biết màu sắc từ đơn giản đến phức tạp, nhớ lời các bài hát rất chuẩn, lại biết nịnh cả ba mẹ mà thấy ham”. Chị chia sẻ.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS.BS. Bùi Quốc Thắng, Giảng viên chính bộ Môn Nhi ĐH Y Dược TP HCM cho rằng: “Từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, mà đặc biệt là bắt đầu từ khi lên 3, cơ thể và trí não của trẻ sẽ dần hoàn thiện, thể hiện qua khả năng học hỏi, trí nhớ, sự tập trung, khả năng giải quyết vấn đề cũng như sức sáng tạo của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng đúng đắn ngay từ những năm tháng đầu đời không chỉ giúp trẻ tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên, dễ dàng vượt qua nguy cơ nhiễm các bệnh thông thường mà còn giúp não bộ trẻ phát triển tối ưu nhờ đó trẻ có thể nắm bắt mọi cơ hội để học tốt hơn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ mong con chóng lớn, luôn tìm kiếm những thực phẩm giàu năng lượng cho con mà bỏ qua yếu tố đầy đủ và hợp lý trong chế độ dinh dưỡng dẫn đến việc, dù cho trẻ ăn nhiều dưỡng chất, chăm sóc kỹ lưỡng nhưng trẻ vẫn không khoẻ mạnh và thông minh hơn. Hơn nữa, tình trạng mất cân đối trong dinh dưỡng kéo dài còn dẫn đến việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển toàn diện cả trí não và miễn dịch của trẻ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí thông minh, sức khỏe, thể lực và thành tích học tập của trẻ

Bí quyết giúp con phát huy tối đa tiềm năng học hỏi

Theo PGS. TS. Bùi Quốc Thắng, muốn con học hỏi tốt, trước hết trẻ cần có một sức khoẻ vững vàng và một trí não phát triển tối ưu. Ngay từ bây giờ, bên cạnh các tác động từ bên ngoài giúp trẻ phát huy tối đa trí thông minh như cho trẻ vui chơi, hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, chơi các trò chơi âm nhạc hay làm quen âm nhạc sớm…, các bậc cha mẹ có thể tạo điều kiện phát triển trí não và tăng cường miễn dịch cho con một cách chủ động và đa chiều hơn thông qua dinh dưỡng.

Các dưỡng chất quan trọng nhất cho sự phát triển cấu trúc não bộ trong giai đoạn này là chất béo (đặc biệt là các loại chất béo chuỗi dài như DHA), Cholin, các vi khoáng như I-ốt, sắt, kẽm…

Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc cung cấp DHA sớm từ tuổi sơ sinh với hàm lượng đạt mức khuyến cáo (17mgDHA/100kcal) vào chế độ ăn của trẻ, bằng cách cho trẻ ăn cá basa, cá ngừ, cá hồi… hoặc uống các loại sữa có bổ sung DHA. Bởi DHA không chỉ giúp các tế bào não kết nối hiệu quả, giúp hỗ trợ khả năng học hỏi và ghi nhớ, mà còn hỗ trợ khả năng cân bằng đáp ứng miễn dịch, từ đó giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh.

Song song với nguồn dinh dưỡng giúp phát triển trí não, mẹ cần chú ý đến các dưỡng chất hỗ trợ phát triển miễn dịch như các Vitamin B1, B6 và B12, kẽm, selen và đặc biệt là Beta Glucan. Gần đây các nhà khoa học đã tìm thấy công dụng của Beta Glucan trong việc tăng cường hàng rào miễn dịch hô hấp ở trẻ. Công dụng này rất có ý nghĩa với Việt Nam, nơi mà trong mùa cao điểm, hơn 80% trường hợp trẻ nhập viện là do mắc các bệnh về đường hô hấp.

Những chất dinh dưỡng này có đầy đủ trong sữa mẹ, trong một số thực phẩm và hiện nay, đã được bổ sung đầy đủ vào vài loại sữa công thức đang có trên thị trường.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]