Hỏi đáp về bệnh vẩy nến thể giọt

GiadinhNet - Tôi có cháu gái năm nay 22 tuổi, mắc bệnh vẩy nến thể giọt đã 6 năm nay, cháu rất khổ sở và mặc cảm với căn bệnh của mình do bệnh của cháu trạt vẩy đầy đầu và còn kèm theo rụng tóc; bệnh loang nhiều ở mặt từng nốt đỏ hồng và cậy vẩy khô, người cháu làn da rất nóng, nên hơi thở cũng thấy nóng, uống nhiều thuốc tây chữa nên nước tiểu của cháu rất vàng, người luôn thấy mệt. Cho hỏi bệnh của cháu chữa bằng đông y có được không? Có cách gì chữa dứt điểm bệnh của con tôi được không? Tôi rất hoang mang.

0

Độc giả Minh Nguyệt ( Q.9 - TPHCM) hỏi

Trả lời: Chào bạn, cháu gái bạn đã bị vẩy nến 6 năm và dùng thuốc nhưng không khỏi. Bệnh vảy nến nguyên nhân phát sinh rất phức tạp, bệnh thường do một số yếu tố như: nhiễm khuẩn, nội tiết dị ứng, tăng sinh tế bào thượng bì hoặc căng thẳng thần kinh (stress) suy nhược cơ thể, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, rối loạn cân bằng hormone, rối loạn cân bằng chuyển hóa, kể cả yếu tố di truyền, mổ xẻ, truyền máu.

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vẩy nến chiếm khoảng 1-3% dân số. Bệnh thường biểu hiện thành chấm vết hoặc mảng nến viêm đỏ phủ vảy nhiều lớp dễ bong, màu trắng đục hoặc hồng, nhiều nơi trên khắp cơ thể, có khi xuất hiện vài nốt ở đầu, dần phát triển ra khắp mặt, người, chân tay có lúc loang xuống làm hư lẹm hay sưng dày các móng chân tay có lúc ngứa lúc không, các lớp sừng hóa hay vảy ngày càng nhiều tróc từng lớp da một, hết lớp này tới lớp khác, thể hồng đỏ, nổi gồ bề mặt có vảy tiết, từ vảy nến thể giọt loang rộng ra thể mảng, thể mủ, bội nhiễm… Đặc điểm của bệnh là những vẩy khô màu bạc hồng, rất ngứa, tụ gọn với nhau. Vẩy lớn nhỏ khác nhau, thường có trên cánh tay, người, chân, có hình bầu dục hoặc tròn màu đỏ như giọt nến, bệnh khá phổ biến và có thể bị ở mọi lứa tuổi, bệnh để lâu ngày ảnh hưởng đến khớp xương, gây trở ngại cho cử động.

Bệnh vẩy nến là bệnh không lây lan, không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe  nhưng làm cho người bệnh bị ảnh hưởng về tâm lý, buồn phiền lo âu về mặt thẩm mỹ. Bệnh vẩy nến là bệnh mãn tính, người bệnh hay có tâm trạng lo âu, bi quan, chán nản, thường dẫn đến khó tính, hay cáu gắt, nóng nảy, như vậy đều không có lợi cho căn bệnh. Hãy luôn có tư tưởng thật vui vẻ, tự tin (vì nếu ảnh hưởng đến tâm lý lo lắng, mất ngủ, thần kinh căng thẳng…) có thể dẫn đến bệnh trầm trọng hơn (đặc biệt gia đình, người thân cần động viên, an ủi.

Để tránh bệnh tái phát, ngoài việc tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất, hạn chế cào gãi khi ngứa, những thức ăn cay, tanh, nóng ( tôm, cua, bò, gà, cá biển, rượu, bia...). Bạn nên đưa cháu đi khám và điều trị để bệnh sớm khỏi.

Tư vấn bởi BS Nguyễn Phan Anh

Phòng khám Bảo Thanh Đường, 210 Lê Lai, Q1, Tp HCM

Bạn đọc gửi câu hỏi vào email: [email protected], chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Chuyên mục "BÁC SĨ CỦA BẠN" được tài trợ bởi:

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]