Khác biệt giữa băng và tuyết

Xin hỏi tuyết và băng khác nhau như thế nào?

0

(Huỳnh Thị Mai, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp)

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì trong các đám mây với nhiệt độ dưới -10°C, các phân tử nước tụ hợp lại và hình thành tinh thể đá nhỏ, kích thước ban đầu khoảng 0,1 mm. Các tinh thể này dần tăng trọng lượng và rơi xuống dưới.

Sự lắng đọng của hơi nước cũng góp phần vào quá trình hình thành tinh thể tuyết, với dạng tiêu biểu là kiểu hình lục giác. Sự định dạng tinh thể tuyết phụ thuộc vào cấu trúc phân tử nước (góc 60° hay 120°) và nhiệt độ không khí.

Dưới nhiệt độ thấp, tinh thể tuyết hình lăng trụ được hình thành, ở nhiệt độ cao hơn là hình ngôi sao. Đây là 2 dạng cơ bản, ngoài ra, sự va chạm của chúng còn tạo ra các tinh thể mới (có hơn 6.000 kiểu tinh thể).

Khi tuyết đông đặc lại thì tạo thành băng. Tại các nước ôn đới việc kết băng gây trở ngại rất lớn cho giao thông và người ta đã phải tốn rất nhiều muối ăn để làm cho tuyết không đóng băng dọc đường giao thông.

Khi không có muối thì cần rất nhân lực để liên tục xúc tuyết, tạo đường đi lại cho người và xe cộ. Sự biến đổi khí hậu làm cho Trái đất đang nóng dần lên. Khi băng ở hai cực bị tan rã thì nước biển sẽ dâng cao lên và gây ngập lụt khắp mọi vùng đồng bằng trên Trái đất, trong đó châu thổ sông Cửu Long của nước ta bị coi là một trong những nơi có nguy cơ bị ngập lớn nhất.

Xin hỏi vì sao khi cắt tiết ngỗng, tiết lại chảy ra ở mắt? (Vũ Văn Khôi, Hòa An, Cao Bằng)

Theo GS Võ Quý, chuyên gia đầu ngành về Điểu học thì không thấy hiện tượng này dù GS đã cắt tiết ngỗng nhiều lần. Có thể con ngỗng của bạn già quá rồi hay sao?

Chuyên gia nuôi thủy cầm và chim cảnh Trần Nhữ Giáp cho rằng: Các tia máu ở mắt ngỗng lớn hơn các loài thủy cầm khác. Khi cắt tiết không đúng động mạch chủ sẽ làm áp suất tăng tối đa do ngỗng vùng vẫy nên thấy mắt ngỗng đỏ lên.

Cũng có thể do máu dẫn ngược lên qua thanh quản rồi chảy ra phía mũi gần mắt chứ không phải từ mắt.

Xin hỏi vì sao các nhà khoa học khẳng được là thực vật hấp thu CO2 trong không khí để tạo ra chất hữu cơ? (Phạm Hồng Hà, Vũng Liêm, Vĩnh Long)

Nhà khoa học De Saussure (1740 - 1799) chứng minh bằng thí nghiệm rằng, cây hút cùng một lúc nước và muối khoáng được hòa tan trong nước và khẳng định kết luận của mình bằng cách cấy trong môi trường khoáng nhân tạo.

Ông chứng minh rằng, thực vật đồng hóa carbon từ khí carbonic nghĩa là dùng carbon của khí carbonic để tạo ra chất sống, nhưng ông cũng tưởng lầm là oxygen thải ra là từ khí này.

Nhưng phải cần đến những kỹ thuật cầu kỳ của thế kỷ 20 mới chứng minh rằng thực tế oxy thải ra là do những phân tử nước bị phân tích. Hiện nay học sinh lớp 6 được quan sát thí nghiệm để hai chậu cây trong tối hai ngày cho tiêu hết tinh bột, sau đó đặt lên hai tấm kính và úp hai chuông thủy tinh lên trên.

Trong chuông A có thêm cốc đựng nước vôi trong để hút hết CO2 trong không khí. Đặt cả hai chuông ra chỗ nắng sau 6 giờ. Lấy lá tẩy bằng cồn sau đó nhuộm băng dung dịch iod loãng sẽ thấy lá cây trong chuông A vì không có CO2 nên không có tinh bột được tạo thành, và vì vậy không bị nhuộm màu bởi dung dịch iod.

AloBacsi.vn
Theo GS Nguyễn Lân Dũng - Nông nghiệp Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]