Khi nào không nên có con?

Khi nào không nên có con là băn khoăn của nhiều phụ nữ đã đến tuổi sinh sản nhưng lại đang gặp một số vấn đề về sức khỏe.

31.1985

Không nên có con khi lớn tuổi

Chia sẻ trên Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, BS Dương Phương Mai - Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình, BV Từ Dũ TP.HCM, cho biết, tuổi đẹp nhất để sinh con của người phụ nữ là 25 đến 35 tuổi, nhưng do thiếu hiểu biết hoặc cố tình lạm dụng sự hỗ trợ của y học hiện đại mà thời gian gần đây, tuổi sinh sản được kéo giãn tối đa.

Thực tế, không phải lúc nào sinh con cũng khỏe mạnh như ý được, càng lớn tuổi thì càng phải sàng lọc kỹ. Đó là chưa kể đến những nguy cơ mà mẹ và con phải đối mặt trong suốt “hành trình” mang thai và sinh nở.

TS-BS Lê Thị Thu Hà - Phó khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, phụ nữ lớn tuổi sinh con sẽ có nguy cơ cao bất thường của bé, đặc biệt là hội chứng Down. Cụ thể: nguy cơ mắc hội chứng Down là 1/1600 ở tuổi 20; 1/1300 ở tuổi 25; 1/1000 ở tuổi 30; 1/365 ở tuổi 35; 1/90 ở tuổi 40 và 1/30 ở tuổi 45… Bên cạnh đó là nhiều dị tật do các rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi. Trong đó, 2/3 các rối loạn về nhiễm sắc thể có khả năng gây sẩy thai sớm trong hai tháng đầu do dị tật quá nặng.

Dị tật khoèo chân và dị tật tim cũng tăng lên ở con của những bà mẹ lớn tuổi. Tỷ lệ song thai ở người mẹ lớn tuổi cũng gia tăng.

Mặt khác, do tuổi lớn, tử cung có thể không tốt, hoặc do tiền sử mang thai nhiều lần của bà mẹ, cùng với những bệnh lý khác như cao huyết áp, tiểu đường, nhân xơ tử cung, bệnh về vú… sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thai kỳ, khiến cuộc chuyển dạ khó khăn hơn, khả năng rối loạn cơn gò, khả năng mổ sinh cũng cao hơn.

Chưa hết, ở những thai phụ lớn tuổi, do môi trường tử cung không đạt mức độ lý tưởng cho sự phát triển của bào thai, dễ dẫn đến việc sinh non. Nguy cơ sinh non ở phụ nữ lớn tuổi cao gấp nhiều lần so với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.

Nguy cơ phát sinh cao huyết áp trong khi mang thai cũng dễ xảy ra với thai phụ lớn tuổi và khả năng giãn tĩnh mạch, tích trữ nước trong quá trình mang thai cũng cao hơn.

Ngoài ra, áp lực công việc, xã hội... và nhiều gánh nặng khác cũng tác động nhiều đến tâm lý của sản phụ lớn tuổi hơn sản phụ trẻ, điều này dẫn đến những tác động xấu cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Không nên có con nếu mắc bệnh tâm thần phân liệt

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa - Bộ Y tế trả lời trên Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh tâm thần phân liệt được xem là một bệnh tâm thần nặng, có khuynh hướng tiến triển mạn tính với các giai đoạn tăng bệnh xen kẽ với các giai đoạn thuyên giảm, sự phục hồi hoàn toàn tương đối hiếm gặp. Mỗi lần tái phát sẽ làm cho tình trạng bệnh nhân ngày một xấu đi và cuối cùng đưa đến sút giảm tâm thần nặng nề.

Hiện vẫn chưa được xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh được cho là do tác động phối hợp của nhiều yếu tố như sinh học, thần kinh, di truyền và môi trường. Người bình thường có nguy cơ sinh con bị căn bệnh này là 1%. Bố hoặc mẹ bị tâm thần phân liệt có nguy cơ sinh con bị bệnh là 12%. Cả bố và mẹ đều bị tâm thần phân liệt thì nguy cơ sinh con bị bệnh là 40%.

Nếu đang phải dùng thuốc và thỉnh thoảng vẫn phát bệnh, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi. Những biến đổi tâm sinh lý của khi mang thai sẽ là yếu tố stress cùng với việc giảm liều lượng thuốc thấp nhất để tránh tác dụng phụ lên thai nhi có thể khiến bệnh tái phát.

Thai nhi cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng các tác hại từ thuốc và từ tình trạng bệnh tái phát của mẹ. Bạn và gia đình nên cân nhắc về việc di truyền bệnh từ mẹ sang cháu bé.

Bị viêm gan B không nên có con?

Tuổi trẻ Online đưa tin, nhiều phụ nữ bị nhiễm siêu vi viêm gan B rất băn khoăn không biết phải làm sao khi muốn có thai. Theo ThS.BS chuyên khoa 1 Nguyễn Thế Hùng, nếu không có biện pháp bảo vệ tốt và kịp thời cho trẻ ngay sau sinh, 90-95% trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm siêu vi viêm gan B sẽ bị lây bệnh này.

Theo BS Thế Hùng, viêm gan siêu vi B chủ yếu lây truyền qua đường từ mẹ sang con. Ngoài ra còn lây qua đường quan hệ tình dục, truyền máu.

Viêm gan siêu vi B mãn tính có khoảng 20% ở dạng hoạt động, có khả năng diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan. Người mẹ bị viêm gan B còn có thể gây ảnh hưởng đến thai như nguy cơ sinh non dưới 34 tuần, chuyển dạ sớm có biến chứng, xuất huyết trước sinh, tiểu đường thai kỳ, bé sinh ra bị suy hô hấp...

BS Hùng khuyến cáo phụ nữ nhiễm viêm gan B muốn có thai nên đến bác sĩ chuyên khoa gan mật khám và tư vấn về tình trạng nhiễm siêu vi B để biết bệnh đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay không. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu chứng, siêu vi viêm gan B đang “sống chung hòa bình” với người phụ nữ đó thì không cần điều trị, mà nên sinh cho đủ số con mong muốn rồi bắt đầu điều trị là hợp lý.

Nếu đang bị viêm gan B nặng, bệnh đang tiến triển, xơ gan nặng, suy tế bào gan, viêm gan bùng phát và có những biến chứng vì bệnh gan thì nhất định phải điều trị và chưa nên có con.

Nếu mắc bệnh đái tháo đường không nên có con có phải không?

Phụ nữ mắc ĐTĐ đang có mức đường máu cao không ổn định, khả năng bị dị tật thai có thể lên tới 22%. Do vậy, ổn định đường máu tốt những tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu là rất quan trọng để có thai được an toàn (khả năng bị dị tật thai chỉ tương đương như người không mắc ĐTĐ là 1%). Hãy nói với bác sĩ về kế hoạch có con để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Bố hoặc mẹ mắc ĐTĐ đang ở vào giai đoạn biến chứng nặng, khả năng sống thêm không còn nhiều (ví dụ suy thận giai đoạn cuối) nên khó có khả năng chăm sóc nuôi dạy trẻ nên cân nhắc chuyện sinh con.

Bị bệnh tim không nên có con

Khi mang thai có nhiều thay đổi lớn trong hệ tim mạch, người mẹ có chức năng tim bình thường có thể thích nghi được nhưng với người bị bệnh tim dù nhẹ hay nặng đều có ảnh hưởng xấu, nhiều khi rất nguy kịch dẫn tới suy tim toàn bộ và có thể gây tử vong cho mẹ.

Khi bị bệnh tim, người mẹ luôn thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên phôi thai kém phát triển trong tử cung. Trong 3 tháng đầu có thể làm sẩy thai hoặc thai chết trong tử cung (thường gọi là thai chết lưu). Nếu thiếu oxy kéo dài dẫn đến suy thai mạn tính, thai thiếu oxy và các chất dinh dưỡng làm cho thai bị gầy yếu, khi sinh nhẹ cân (dưới 2.500g), hoặc là đẻ non.

Nên đọc

Những trẻ này ốm yếu, chống đỡ kém với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ nên hay bị ngạt, dễ bị viêm phổi, nhiễm khuẩn. Đặc biệt nếu bị đẻ quá non tháng, phổi thai nhi chưa phát triển làm trẻ bị bệnh màng trong, nghĩa là các phế nang của phổi có một lớp màng trong suốt bao phủ nên trẻ không thở được và sẽ thiếu oxy dẫn đến tử vong. Ngoài ra, dị dạng thai thường gặp ở người mẹ bị bệnh tim bẩm sinh.

Bệnh tim có nhiều loại, loại nhẹ thì ít ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mẹ khi có thai và sinh đẻ. Nhưng có loại lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bị bệnh. Do đó người bị  bệnh  tim muốn có thai hay không, hoặc khi đã có thai thì nên giữ thai để sinh đẻ hay không cần phải được các thầy thuốc sản khoa và tim mạch khám, tư vấn, theo dõi cẩn thận.

Trong quá trình phát triển của thai phải luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc sản khoa và tim mạch để điều trị, theo dõi phát hiện nguy cơ của tai biến để xử trí kịp thời cũng như ra quyết định duy trì thai hay đình chỉ thai nghén để cứu mẹ.

Thuốc tham khảo: Elevit

Giảm 92% rủi ro các bệnh liên quan đến ống thần kinh như tật nứt đốt sống cho bà bầu & thai nhi. Thuốc Elevit cũng giúp bà bầu ngăn ngừa thiếu chất sắt hữu hiệu và hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện bộ não thai nhi.

Thùy Linh



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]