Khởi nghiệp kiểu... “copy”.

Một chuyên gia khởi nghiệp (starup) ví von: Nhà sáng lập giống như “người rừng”, môi trường startup chẳng khác “khu rừng rậm”, trong đó rất nhiều thú dữ sẵn sàng vồ mồi. Do vậy, nhà sáng lập cần trang bị vũ khí, kinh nghiệm, sự sành sỏi... mới có thể tồn tại. Đặc biệt, “sống sót” được coi là kỹ năng số 1, sáng tạo chỉ là kỹ năng số 2 mà thôi.

15.5673

Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

Vậy, ở trong “khu rừng rậm” Việt Nam, những “người rừng” sống như thế nào, nói cách khác, thế nào là một startup thành công ở Việt Nam?

Theo các kinh tế gia, startup được coi là thành công nếu được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu tới ngưỡng 2 triệu USD, hoặc gọi vốn thành công từ vòng gọi vốn thứ 3 (Serie B) trở đi... Chiểu theo những tiêu chí đó, trong số hàng trăm starup ở Việt Nam những năm qua, đến nay mới chỉ có khoảng 30 startup trong ngành công nghệ tạm gọi là thành công, có thể kể những cái tên: VCCorp, VNG, Cốc Cốc, Joomlart, Eway, Peacesoft, Tiki...

Một CEO Việt chỉ ra 1 ưu điểm và 2 nhược điểm của các starup Việt Nam.

“Học hành cẩn thận”: Có 78% nhà sáng lập đã từng đi làm ít nhất ở 2 nơi hoặc đã từng khởi nghiệp ít nhất 2 lần; 50% nhà sáng lập từng đi học hoặc đi làm ở nước ngoài.

“Già dặn”: Theo thống kê của trang tin TechCrunch, có đến 11% CEO công nghệ thành đạt tại Mỹ đã gặt hái được thành công khi chưa bước qua tuổi 24. Mark Zuckerberg (CEO- đồng sáng lập Facebook) starup lúc 19 tuổi... Còn các nhà sáng lập Việt Nam bắt đầu startup trung bình là 28,8 tuổi.

“Sao chép”: Hầu hết các startup Việt Nam đều “copy” mô hình thành công từ nước ngoài, ví dụ: Vật giá “chơi theo” Rakuten, Chợ điện tử “dập khuôn” eBay, VNG “copy” Tencent… Sức sáng tạo một mô hình hoàn toàn mới hình như là rào cản quá lớn, khó vượt qua với các starup Việt Nam, vì thế, khó tránh khỏi rủi ro?

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]