Làm lành nhanh vết lở loét da do tiểu đường

Lở loét da do tiểu đường là biến chứng thần kinh ngoại biên xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường. Đây là thủ phạm chính gây ra tàn phế khi phải cắt cụt chân, tay.

15.6037

Vì chưa hiểu rõ và xử lý đúng cách nên nhiều bệnh nhân đã nhận lấy hậu quả nặng nề. Chị Hà (Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội), có bố 64 tuổi bị chẩn đoán đái tháo đường type 2, đang điều trị tại BV Bạch Mai. Một tuần trở lại đây, những vết lở loét da do tiểu đường xuất hiện ở bàn chân của bố, khiến chị Hà lo lắng.

Chị đã áp dụng nhiều cách như dùng oxy già sát trùng, dùng gạc băng vết loét, dùng lá đắp... nhưng không đỡ, thậm chí nhiễm trùng còn nặng hơn. “Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, vấn đề của bố mình sẽ nặng hơn, nguy hiểm nhất là có thể phải cắt chân”, chị Hà chia sẻ.

Biến chứng thần kinh ngoại biên xảy ra khá phổ biến ở hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt ở những bệnh nhân lưu thông máu kém. Nó bắt đầu với các dây thần kinh dài nhất cho nên chân và bàn chân thường bị ảnh hưởng đầu tiên, tiếp theo là bàn tay và cánh tay.

Vết loét da do tiểu đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết được biến chứng đau dây thần kinh ngoại vi: bàn chân và ngón chân cảm thấy tê, mất cảm giác đau và cảm giác về thay đổi nhiệt độ; cảm giác ngứa ran hoặc nóng; buốt, đâm đau mà có thể tồi tệ hơn vào ban đêm; đi bộ có cảm giác đau; nhạy cảm đối với các tiếp xúc nhẹ nhất cho một số người, ngay cả trọng lượng của cơ thể; cơ bắp yếu. Vấn đề nghiêm trọng hơn là xuất hiện vết lở loét, nhiễm trùng, dị tật và đau khớp xương.

Xử lý vết lở loét da do tiểu đường đúng cách sẽ giúp vết loét mau lành và tránh được hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân nên thực hiện theo các bước sau:

Để cao chân: giảm áp lực lên vết loét, để vết loét thông thoáng giúp mau lành vết thương. Đôi khi để bàn chân lên một kệ cao để giảm áp lực trên chân.

Chăm sóc vết thương: rửa sạch vết thương bằng nước muối và thay băng thường xuyên hoặc đặc biệt có thể sử dụng băng vết thương dạng xịt với màng Polyesteramide tự phân hủy (một thành tựu mới của Y học hiện đại) giúp bạn không phải thay băng nhiều lần, tránh được hiện tượng nhiễm trùng khi thay băng, ngoài ra còn tạo màng siêu thoáng giúp vết thương mau lành. Xung quanh vết loét cũng cần phải giữ sạch.

Sử dụng kháng sinh (khi nghi ngờ có dấu hiệu bị nhiễm trùng): để ngăn ngừa sự lây nhiễm, kháng sinh thường được sử dụng 4-6 tuần.

Kiểm soát đường huyết: chỗ lở loét da do tiểu đường nếu bị nhiễm trùng có thể gây tăng đường huyết. Đường huyết cao lại làm giảm khả năng miễn dịch, cản trở quá trính làm lành vết thương. Vì vậy, kiểm soát đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng và uống thuống điều trị đái tháo đường sẽ giúp trống nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành. Có thể tiêm Insulin khi cần thiết để đạt được sự tối ưu trong việc kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.

Theo VnExpress
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]