Làm sao khi trẻ mách lẻo

Một số trẻ thường có thói quen mách lẻo từ chuyện của anh, chị, em hay bạn bè trong lớp đến chuyện của người lớn. Sau những lần mách lẻo như thế, trẻ rất dễ bị ghét, xa lánh và hắt hủi. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5874
  • 1

    Khi nghe trẻ “báo cáo” bất cứ điều gì, bạn nên tỏ vẻ đón nhận nhưng không nên quá cảm tính vì nếu điều đó xảy ra, trẻ sẽ dễ nghĩ rằng đó là việc mình nên làm...  Không phải tất cả các thông tin bạn nhận được luôn đúng. Vì vậy, việc bạn cần làm là kiểm tra lại độ chính xác của thông tin.

  • 2

    Thương con nên cha mẹ thường có tâm lý bênh con khi thấy con mếu máo, khóc hay ‘vạch’ tội ai đó. Nếu vừa nghe con mách chuyện, bạn đã vội quy kết và trừng phạt những đứa trẻ khác thì đó chẳng khác nào bạn đang ‘thêm dầu vào lửa’. Con bạn sẽ không ý thức việc phải tự giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè hay anh, chị, em mà luôn dựa dẫm vào cha mẹ. Thậm chí, trẻ có thể bị xa lánh, hắt hủi vì việc làm của mình.

  • 3

    Khi phát hiện ra con mách lẻo sai sự thật, bạn cần nghiêm khắc nhắc nhở con rằng nói sai sự thật là việc làm nguy hại và không ai thích một đứa trẻ nói dối cả.

  • 4

    Trong một vài trường hợp phù hợp, bạn có thể kể cho bé nghe những câu chuyện mang tính giáo dục và ngầm ý hình phạt dành cho người thường nói sai sự thật. Hay khi chơi cùng bé, khéo léo đưa ra một vài tình huống để bé xử lý.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]