Mắc bệnh dại từ... dơi

Một phụ nữ trung niên ở Nam Carolina, Hoa Kỳ đã mắc bệnh dại do dơi cắn. Đây là trường hợp đầu tiên trong hơn 50 năm qua.

15.6004
Mặc dù tên tuổi của nạn nhân chưa được công bố nhưng các bác sĩ cho biết họ không lạc quan về tình trạng của cô. Tiến sĩ Eric Brenner, thuộc Cục Y tế và kiểm soát bệnh dịch cho biết: "Thật đau lòng là bệnh dại hầu như luôn kết thúc bằng cái chết". Chỉ có khoảng từ 1 đến 3 trường hợp mắc bệnh dại ở người mỗi năm trên toàn quốc.
Loài dơi được cho là đã cắn người phụ nữ ở miền Nam Carolina

Ông Brenner cho biết, các quan chức y tế tin rằng người phụ nữ này có thể bị cắn bởi một con dơi trong chính nhà riêng của cô cách đây vài tháng. Virus bệnh dại sẽ lây lan khắp cơ thể, lan đến não và hệ thần kinh trung ương. Sau đó, nó gây ra các triệu chứng ban đầu như đau đầu, khó nuốt nước bọt, làm tăng trạng thái lo âu, kích động và nhầm lẫn mọi việc.

Hầu hết các bệnh nhân đều tử vong trong vòng một vài tuần sau khi phát hiện các triệu chứng này. Phát ngôn viên Jim Beasley, thuộc Cục y tế và kiểm soát bệnh dịch cho hay, luật về quyền cá nhân của liên bang không cho phép đưa ra bất kỳ thông tin nào thêm về tên tuổi của bệnh nhân cũng như tình trạng hiện nay của cô.

Cáo, chồn hôi hay động vật hoang dã khác, cũng như chó và mèo chưa được tiêm chủng có thể truyền bệnh dại qua nước bọt bằng một vết cắn. Dơi cũng truyền bệnh dại bằng cách tương tự. Luật của miền Nam Carolina yêu cầu tất cả các loài chó, mèo và chồn sương đều phải được tiêm chủng chống virus bệnh dại.

Brenner cho biết: "Cục Y tế và kiểm soát bệnh dịch cho biết họ sẽ điều tra để xác minh nếu có thêm bất cứ ai khác lây nhiễm vi khuẩn bệnh dại. Trường hợp truyền virus bệnh dại từ người này sang người khác chưa từng được ghi nhận, tuy nhiên cũng không loại trừ nó được lây lan trong các môi trường y tế đặc biệt".

Các trường hợp mắc bệnh dại cuối cùng ở người tại miền Nam Carolina là vào tháng 12/1959, khi một người đàn ông lớn tuổi tại hạt Florence bị cắn bởi một con chó, và tháng 3/1958, khi một người phụ nữ lớn tuổi tại hạt Clarendon bị cắn bởi một con cáo, Beasley trả lời hãng tin Reuters. Trường hợp đầu tiên sống sót khỏi bệnh dại là tại Wisconsin vào năm 2005, khi một cô gái 15 tuổi đã được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê và được điều trị bằng những loại thuốc đặc trị cực mạnh. Cho đến hiện nay, việc chữa trị bệnh dại vẫn được coi là một việc cực kỳ khó khăn và không có nhiều hy vọng.

Theo Việt Dũng - Người đưa tin/ The Herald

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]