Mẹo "cách ly" trẻ với thức ăn nhanh

Nếu cho trẻ dùng thức ăn nhanh trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì với hàng loạt nguy cơ bệnh lý liên quan dư thừa dinh dưỡng.

15.6173

Làm thế nào để giúp bé tránh xa thức ăn nhanh?

Theo VnExpress, cuộc sống hiện đại khiến nhiều trẻ thích thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều đường hơn là các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá, rau xanh...

Thức ăn nhanh là những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa (saturated fats), chất béo chuyển hóa (trans fats) và cholesterol cao, dễ gây béo phì và có hại cho sức khỏe tim mạch. Những mẹo dưới đây có thể giúp mẹ điều chỉnh sở thích ẩm thực và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ nhỏ.

Không trữ đồ ăn vặt

Dọn dẹp và vứt bỏ những món ăn vặt có hại là việc đầu tiên mẹ cần làm. Thay vào đó, tủ lạnh nên đầy ắp những thực phẩm có lợi như tôm, cá, rau xanh, hoa quả tươi, sữa ít đường tách béo hoặc các loại thực phẩm dinh dưỡng thay thế bữa ăn...

Để bé hào hứng mỗi khi mở cửa tủ lạnh, mẹ có thể làm sẵn các món ăn nhẹ, hoa quả, sinh tố, sữa lắc hoặc nước ép thơm ngon.

Mẹ cũng cần làm gương cho bé bằng cách không mua đồ ăn vặt, thức ăn nhanh khi cả nhà đi pinic, xem phim hoặc dạo bộ công viên.

Cùng trẻ vào bếp

Cùng trẻ ngồi xem chương trình MasterChef (Đầu bếp nhí) là gợi ý hay để trị thói quen ăn vặt của trẻ. Mẹ đừng quên tán dương những đầu bếp nhỏ tuổi khéo tay và đam mê nấu nướng để khơi dậy sự mến mộ trong tâm trí trẻ. Một khi bé thích làm đồ ăn cho mình, mẹ nên tranh thủ dạy bé cách nhặt rau, khuấy nước, cắt rau củ... Tự tay tạo nên thành quả lao động, bé sẽ ăn ngon miệng hơn và từ bỏ thức ăn vặt.

Kể chuyện thực phẩm sạch

Thay vì bắt trẻ ăn thứ này, không được ăn thứ kia, mẹ nên biến thực phẩm thành những câu chuyện sinh động. Chẳng hạn như cà rốt là món khoái khẩu của bạn thỏ, bạn cua 8 cẳng 2 càng không được thầy cô yêu quý vì tính ngang bướng, bạn mực quê ở Vũng Tàu, miền biển mà gia đình sẽ du lịch hè này...

Ngoài ra, mẹ cũng có thể rủ con trồng rau, nuôi cá trong chậu để bé thích ăn rau xanh và cá tươi hơn.

Thay thế bằng món ăn lành mạnh

Nếu trẻ ham ăn vặt mà bỏ bữa cơm chính, mẹ nên chủ động bổ sung các món ăn lạ miệng, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời chứa rất ít cholesterol và chất béo có hại. Để đảm bảo nhu cầu phát triển cho trẻ, mẹ có thể pha chế các loại thực phẩm dinh dưỡng thay thế bữa ăn (meal replacement).

Đây là những thực phẩm được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển, có thành phần dinh dưỡng hoàn chỉnh như một bữa ăn tự nấu, dùng để thay thế cho bữa sáng, trưa hoặc tối. Thực phẩm dạng sữa lắc thường được trẻ ưa thích hơn do hương vị thơm ngon và dễ uống, khiến trẻ không cảm thấy áp lực từ bữa ăn.

Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu cho thấy, trẻ dễ dàng tránh được sự mời gọi của que kem ngọt mát hoặc cơn thèm ăn vặt... nếu được nghỉ ngơi đầy đủ. Vì vậy, mẹ nên phân bổ hợp lý thời gian học tập, vui chơi và ăn, ngủ của bé. Một giấc ngủ chất lượng không chỉ giúp bé quên đi những món ăn nhanh mà còn có sức khỏe tốt.

Thức ăn nhanh làm trẻ kém thông minh

Trên Báo điện tử Kiến thức, TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chất đạm trong đồ ăn nhanh (khoảng 15%, tương đương 120-150g các thực phẩm giàu chất đạm có nguồn gốc động vật) đã có tác dụng thay thế nhu cầu đạm hàng ngày của con người.

Theo TS Lâm, mặc dù nhu cầu chất đạm và chất béo rất quan trọng với cơ thể nhưng chất acid béo trong đồ ăn nhanh lại rất nguy hại cho trẻ em. Loại acid béo này nguy hiểm ở chỗ chúng được sản sinh ra qua quá trình sản sinh hydro hóa của dầu chiên ở nhiệt độ cao.

Khi acid béo xấu này vào cơ thể sẽ làm tăng cholessterol xấu, đồng thời làm hạ cholesterol tốt, gây xơ vữa động mạch, đông đặc máu và tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bịt kín khiến cho máu không lưu thông , gây tắc nghẽn từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Lượng natri trong bánh burger, khoai tây chiên… cao hơn rất nhiều so với nhu cầu của cơ thể, vì vậy, nếu kéo dài việc thường xuyên ăn đồ ăn nhanh sẽ đặc biệt nguy hiểm với những người mắc bệnh tim, sỏi thận và xơ gan do thiếu trầm trọng chất xơ, vitamin và khoáng chất bố sung cho cơ thể.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia và California, Berkeley (Mỹ) cho thấy 86% trẻ em ăn đồ ăn nhanh trên 2 lần/tuần sẽ mắc bệnh béo phì.

Nếu dùng đồ ăn nhanh trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì với hàng loạt nguy cơ bệnh lý liên quan dư thừa dinh dưỡng: rối loạn chuyển hóa mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...do đồ ăn nhanh thiếu trầm trọng chất xơ, viatamin, chất khoáng - thành phần chỉ có rau, củ, quả…trong các bữa ăn hàng ngày mới cung cấp đủ.

Đặc biệt, đồ ăn nhanh rất dễ gây nghiện, hương vị hấp dẫn và hình thức bắt mắt, tính tiện dụng luôn tạo cho thực khách một thói quen khó bỏ. Các chuyện gia đánh giá, đồ ăn nhanh còn có thể gây nghiện tốt hơn cocain.

Đồ ăn nhanh đi kèm với nước uống có ga còn không tốt cho khứu giác nếu trẻ em ăn quá nhiều. Việc thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ khiến các hoạt động khứu giác ít nhạy cảm hơn so với việc dung nạp đầy đủ chúng.

Thuốc tham khảo:

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]