Mẹo giảm bớt khó chịu cho bé khi mọc răng

(Nuôi con) - Khi bé từ 6 tháng tuổi trở đi, bạn có thể bắt đầu thấy dấu hiệu của sự mọc răng. Lúc này bé thường rất khó chịu đấy. Làm sao để mẹ bé giảm bớt khó chịu này cho bé nhỉ?

15.5888

(Phunutoday)- Khi sắp hoặc đang mọc răng, nhiều bé có thể gặp một số khó chịu nhưng có những bé lại có thể không gặp bất cứ triệu chứng nào mặc dù mọi người thường cho rằng sốt đi cùng với mọc răng nhưng không phải như vậy.

[links()]

Lúc này, em bé của bạn có vẻ như ít kén chọn đồ chơi và muốn cắn ngón tay của bạn - hoặc bất cứ điều gì trong tầm ngắm. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé sắp mọc răng.

Khi bé từ 6 tháng tuổi trở đi, bạn có thể bắt đầu thấy dấu hiệu của sự mọc răng. Lúc này bé thường rất khó chịu đấy. Làm sao để giảm bớt khó chịu này cho bé nhỉ?

Thường thì chiếc răng đầu tiên của bé sẽ xuất hiện khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng nếu vài tháng sau đó, bé vẫn chưa mọc cái răng nào nhé. Bởi vì một số em bé ngay từ khi sinh ra đã có răng, trong khi những em bé khác vẫn chưa mọc chiếc răng nào ngay cả khi đã đến sinh nhật đầu tiên của mình. Điều này có nguyên nhân từ lịch sử gia đình: Nếu cha mẹ mọc răng trễ hoặc sớm thì các bé cũng sẽ như vậy. Hãy cho bé đi thăm khám bác sỹ nếu bé đã 1 tuổi mà chưa có biểu hiện của sự mọc răng.

Thường thì chiếc răng đầu tiên của bé sẽ xuất hiện khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng nếu vài tháng sau đó, bé vẫn chưa mọc cái răng nào nhé.


Thông thường, 2 răng cửa đầu tiên của bé thường mọc ở hàm dưới. Sau đó đến 2 răng cửa ở hàm trên. Và hầu hết bé sẽ mọc đầy đủ răng đến khi 3 tuổi.

Làm sao biết bé đang mọc răng?

Khi sắp hoặc đang mọc răng, nhiều bé có thể gặp một số khó chịu nhưng có những bé lại có thể không gặp bất cứ triệu chứng nào mặc dù mọi người thường cho rằng sốt đi cùng với mọc răng nhưng không phải như vậy.

Thông thường, 2 răng cửa đầu tiên của bé thường mọc ở hàm dưới. Sau đó đến 2 răng cửa ở hàm trên. Và hầu hết bé sẽ mọc đầy đủ răng đến khi 3 tuổi.


Một số triệu chứng khi bé mọc răng bao gồm:

* Bé quấy khóc nhặng xị

* Chán ăn

* Nước dãi chảy nhiều hơn bình thường

* Khó chịu

* Đay nghiến lợi và cố gắng nhai bất cứ thứ gì trong tầm với của bé

* Sưng lợi

Đay nghiến lợi và cố gắng nhai bất cứ thứ gì trong tầm với của bé là dấu hiệu của sự mọc răng


Những mẹo giúp giảm bớt khó chịu cho bé  khi mọc răng

* Rửa sạch và lau khô tay của bạn. Sau đó, sử dụng một trong những ngón tay của bạn để chà nướu và răng bé nhẹ nhàng.

* Đưa cho bé cắn một vòng ngậm mọc răng làm bằng cao su, tuyệt đối không sử dụng vòng bằng nhựa tổng hợp cứng sẽ không an toàn cho bé.

* Cho bé ăn những loại hoa quả tươi để trong tủ lạnh, sữa chua,… để giúp bé làm dịu cơn đau.

* Không nên sử dụng gel mọc răng, thuốc giảm đau khi bé mọc răng trừ khi bạn nhận được sự đồng ý của bác sỹ.

Đưa cho bé cắn một vòng ngậm mọc răng làm bằng cao su, tuyệt đối không sử dụng vòng bằng nhựa tổng hợp cứng sẽ không an toàn cho bé.


Chăm sóc răng bé khi mọc răng thế nào là tốt nhất?

* Ngay sau khi bé mọc chiếc răng đầu tiên của mình, bạn nên sử dụng một miếng gạc sạch để lau răng cho bé sau khi ăn và trước lúc đi ngủ hàng ngày.

* Khi bé được 12- 18 tháng tuổi trở lên, bạn có thể bắt đầu hướng dẫn bé đánh răng 2 lần/ ngày bằng cách sử dụng một bàn chải đánh răng lông mịn.

* Bạn có thể bắt đầu sử dụng lượng nhỏ kem đánh răng bằng một hạt đậu nhỏ cho bé để đánh răng hằng ngày khi bé từ 2 tuổi trở lên. Giám sát bé chặt chẽ khi đánh răng để đảm bảo bé không nuốt kem đánh răng.

Ngay sau khi bé mọc chiếc răng đầu tiên của mình, bạn nên sử dụng một miếng gạc sạch để lau răng cho bé sau khi ăn và trước lúc đi ngủ hàng ngày.


* Đừng để con bạn đi ngủ với bình sữa mà không được súc miệng.

* Đừng để nước trái cây trong chai vì bé có thể dễ dàng với lấy uống. Nếu bạn muốn cho con uống nước ép trái cây, hãy để nó trong một tách bằng thủy tinh hoặc sành sứ và chỉ cho bé uống nước trái cây trong bữa ăn mà thôi. Bởi vì nước trái cây có chứa nhiều đường và điều này có thể có hại cho răng của bé.

Khi nào nên đưa bé đến nha sĩ?

Sau 1 tuổi, răng của bé thỉnh thoảng lại bắt đầu mọc lên và lúc này bạn có thể đưa bé đến nha sĩ nhi khoa để được kiểm tra răng miệng thường xuyên cho đến khi bé mọc đầy đủ hết răng.

Sau 1 tuổi, răng của bé thỉnh thoảng lại bắt đầu mọc lên và lúc này bạn có thể đưa bé đến nha sĩ nhi khoa để được kiểm tra răng miệng thường xuyên cho đến khi bé mọc đầy đủ hết răng.

Yến Trang

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]