Nghiên cứu mới về tia cực tím và bệnh ung thư

Một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y Georgia, Mỹ vừa công bố kết luận tia cực tím từ mặt trời (tia UV) kích thích hoạt động của một loại enzym giúp tế bào ung thư da tồn tại và nhân rộng.

15.579

TS. Wendy Bollag, đồng tác giả của nghiên cứu về gen đột biến gây bệnh ung thư, cho biết, enzym có tên Kinaza D - một loại protein giúp thúc đẩy quá trình đào thải tế bào chết - sẽ hoạt động mạnh khi con người tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, hoạt động của enzym này cũng làm tăng khả năng phơi nhiễm tia UV, đặc biệt trong nhóm người cao tuổi.

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Bollag phát hiện protein kinaza D gia tăng trong các bệnh nhân ung thư tế bào biểu mô đáy, một dạng ưng thư lành tính thường gặp nhất. Vì ánh sáng mặt trời là nguy cơ lớn nhất đối với loại ung thư này, các nhà nghiên cứu nghi ngờ có sự liên hệ giữa tia UV và protein kinaza D.

Với nghiên cứu mới nhất này, nhóm kết luận chăm sóc tế bào da với chất chống oxy hóa sẽ giảm quá trình hoạt hóa protein D do tia UV. Đặc biệt, nhóm chất oxy hóa tái hoạt hay các phân tử gốc tự do cũng gây tác hại tương tự do các phân tử này khiến oxy hóa màng tế bào.

Hiện nhóm nghiên cứu cũng đang tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng giữa tia UV và protein D đối với các bệnh ung thư nguy hiểm cũng như khả năng protetin này có thể làm chậm quá trình lão hóa.

Khánh Hà
(Science Daily 7/12/2010)

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]