Người bệnh hen cần chú ý gì?

SKĐS - Bệnh nhân bị hen phế quản cần đi khám chuyên khoa để được tư vấn kiểm soát, điều trị dự phòng và phải tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

15.6042

Con tôi năm nay 8 tuổi, cháu bị bệnh hen phế quản, thỉnh thoảng cháu bị lên cơn hen nhẹ và tôi cho cháu dùng thuốc xịt cắt cơn thì khỏi. Tuy nhiên tôi vẫn lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn dấu hiệu để nhận biết khi nào tôi phải đưa cháu đến bệnh viện?

Hoàng Thị Nhung (Lào Cai)

Bệnh nhân bị hen phế quản cần đi khám chuyên khoa để được tư vấn kiểm soát, điều trị dự phòng và phải tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Chị luôn phải luôn ghi nhớ tránh cho cháu tiếp xúc với các yếu tố gây kích phát cơn hen hoặc làm nặng bệnh, luôn mang thuốc dự phòng theo người, ghi nhớ loại thuốc cần sử dụng thận trọng ở người bệnh hen như: aspirin và các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol)...

Trong trường hợp cháu lên cơn hen, chị cho cháu sử dụng thuốc cắt cơn theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): Dùng ngay thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt), cho cháu nghỉ ngơi tại nhà nếu đỡ khó thở. Sau đó nên đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra lại.

Tuy nhiên, nếu thấy một trong các dấu hiệu khó thở không được cải thiện, vẫn khó thở hay phải cố gắng để thở, khó nói, khó đi lại, có biểu hiện co kéo cơ liên sườn và hõm ức khi thở,… chị cần gọi ngay cấp cứu hoặc đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Thu Lan

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]