Nguy cơ từ liên cầu lợn

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 37 ca. Đặc biệt, trong tháng 8, khi dịch lợn tai xanh bùng phát, số ca mắc điều trị tại bệnh viện đã tăng lên 6 ca và nửa đầu tháng 9 đã có 3 ca bệnh.

15.5716

Sau cuộc nhậu khoảng 3 ngày, anh T.X.T. (quận Tân Phú, TP HCM) bị sốt, nhức đầu, ói mửa.

Qua xét nghiệm, bác sĩ kết luận anh T. dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn, có biểu hiện viêm màng não mủ. Trước đó, trong cuộc nhậu, anh T. đã ăn hết một đĩa lớn dồi lợn.

Trường hợp ông K.V.T. (50 tuổi, quận Bình Tân, TP HCM) làm nhà hàng lại nặng hơn nhiều. Hiện đang được điều trị tại khoa Nhiễm C, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM. Toàn thân ông T. vẫn còn di chứng của nhiễm trùng máu, các ban xuất huyết còn lở loét.

Trước đó, ông T. nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, suy đa cơ quan, viêm màng não và xuất huyết da. Qua xét nghiệm và chẩn đoán, ông T. bị nhiễm liên cầu lợn dẫn đến biến chứng nặng. Hiện ông T. đã qua cơn nguy kịch nhưng cần tiếp tục theo dõi, có nguy cơ bị biến chứng giảm thính lực… Ông T. làm cửa hàng ăn, trong quá trình chế biến thịt lợn ông đã bị nhiễm liên cầu khuẩn ở lợn.

Bác sĩ Lê Trường Giang - Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cảnh báo, bệnh liên cầu khuẩn lợn đang có xu hướng gia tăng. Khi vi khuẩn liên cầu lợn tấn công người sẽ gây viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong có thể tới 7%.

Những người bị mắc bệnh chết còn do nhiễm độc tố vi khuẩn gây hiện tượng sốc. Số bệnh nhân nhiễm bệnh qua đường ăn uống là báo động nhất, 60%. Tiếp đến là những người chăn nuôi lợn và người trực tiếp chế biến thịt lợn; xử lý, tiêu hủy lợn bệnh…

Theo Cục y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay, bệnh liên cầu khuẩn ở lợn xuất hiện ở cả miền Bắc và miền Trung. Cách đây 2 tháng, 2 người ở Thừa Thiên Huế tử vong ở thể bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết do ăn tiết canh lợn./.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]