Nhiều người cao tuổi có nguy cơ trầm cảm

Theo một điều tra của Viện Chiến lược&Chính sách Y tế (HSPI), Bộ Y tế, có khoảng 20% người cao tuổi có nguy cơ bị trầm cảm.

15.5902

Nghiên cứu về sức khỏe tinh thầnngười cao tuổi ở bảy tỉnh thành trên cả nước là Sơn La, Hải Dương, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Bà Rịa Vũng Tàu, và Vĩnh Long trên 1132 gia đình, cho  thấy, có khoảng 5% người cao tuổi có biểu hiện trầm cảm.

Con số này qua khám lâm sàng ở Viện Lão khoa Quốc gia là 1,5%. Tuy nhiêm, ThS Trần Thị Mai Oanh, Phó Trưởng khoa Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, cho biết, có đến 20% người cao tuổi có nguy cơ bị trầm cảm. Vì thế, quan tâm đến sức khỏe tinh thần người cao tuổi là một việc cần thiết.

Các yếu tố như góa bụa, độc thân, điều kiện kinh tế có tác động lớn đến đời sống tinh thần của người già. Những người góa bụa dễ bị trầm cảm và trầm cảm sớm hơn người bình thường, ThS Oanh nói.

Người có điều kiện kinh tế kém hơn dễ bị trầm cảm hơn. Tuy nhiên, giới, tuổi cũng ảnh hưởng đến yếu tố tinh thần người cao tuổi.

Có thể dự phòng

TS Lương Chí Thành, Phó Viện trưởng Viện Lão khoa Quốc gia, cho hay, trầm cảm ở bất cứ người ở độ tuổi nào cũng là một trạng thái tâm lý bất ổn, cần được sớm giải phóng.

Nhưng, ở người cao tuổi, nhiều cơ quan trong cơ thể đã bị lão hóa, trầm cảm có thể diễn tiến thành bệnh Alzheimer và các hình thức khác của chứng mất trí nhớ.

Tuy nhiên, đây là một chứng trầm cảm, có thể được làm dịu đi bằng những can thiệp mang tính cộng đồng, TS Thành nói. Nếu người cao tuổi được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng bị cách ly hoặc cô đơn, tình trạng trầm cảm có thể được cải thiện.

Các cuộc dã ngoại là hướng tốt nhất cho những trường hợp này. Ngoài ra, gia đình nên hướng người cao tuổi tự rèn luyện sức khỏe hoặc thường xuyên đưa họ đi thăm hỏi bạn bè, người thân.

Nếu có thể, nên tạo hoàn cảnh tiếp tục hoạt động nghề nghiệp cho họ, hoặc tổ chức học thêm để bổ sung kiến thức, tăng khả năng giúp đỡ con cháu, TS Thành nói

Nếu các triệu chứng dưới đây xuất hiện liên tục hơn hai tuần, nghĩa là người cao tuổi đã mắc chứng trầm cảm.

Triệu chứng phổ biến: Chán nản hoặc dễ cáu, cảm thấy bản thân sống không có ý nghĩa, không tham gia hoặc không mặn mà với những hoạt động hằng ngày, dễ tức giận, dễ bị kích động.

Bệnh nhân thay đổi khẩu vị, thường ăn không ngon miệng, trọng lượng cơ thể thay đổi (sút hoặc tăng cân), khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, tỉnh giấc sớm, thèm ngủ ngày, v.v...

Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn dẫn đến gầy yếu.

Một số biểu hiện khác là mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, tư duy khác thường, có ý nghĩ phạm lỗi và ý định tự vẫn, thậm chí có kế hoạch hoặc đã thử tự vẫn

Theo Thoibaoviet.com

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]