Những bệnh thường gặp vào mùa hè

Những bệnh thường gặp vào mùa hè nắng nóng làm ảnh hưởng đến sức khỏe đó là: ung thư da, đột quỵ, ngộ độc thực phẩm, mệt mỏi...

0

Một số bệnh hay gặp vào mùa hè

Theo báo điện tử VTC News, mùa hè là thời điểm bạn dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân là do khí hậu nóng ẩm dẫn đến sự sinh sôi của nhiều loại vi khuẩn có hại cho con người.

Ung thư da

Ung thư da là bệnh ung thư phổ biến, dễ gặp nhất trong mùa hè. Nếu phát hiện sớm, ung thư da có thể được điều trị dễ dàng.

Tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt là nhóm bệnh liên quan đến nóng, từ kiệt sức vì nóng đến đột quỵ xảy ra khi cơ thể quá nóng. Người già dễ bị tăng thân nhiệt hơn vì họ mất một số khả năng tản nhiệt khi có tuổi.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là bệnh mùa hè hay gặp

Theo ước tính, số trường hợp ngộ độc thực phẩm trong mùa hè cao gấp 2 lần so với các mùa khác trong năm. Lý do vì các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm sinh sôi nhanh hơn khi khi thời tiết nóng và ẩm.

Dị ứng

Theo tiến sỹ Susheel Deshmukh – chuyên gia tư vấn tại Bệnh viện Mắt Sankara Bhojraj Chanrai (Ấn Độ): Thời tiết oi bức, nhiệt độ tăng cao liên tục gây ảnh hưởng không nhỏ tới đôi mắt đặc biệt là viêm, dị ứng.

Mệt mỏi, choáng váng

Thời tiết mùa hè khiến nhiều người mệt mỏi, choáng, hoa mắt… khi lái xe, dẫn đến số vụ tai nạn tăng nhiều hơn so với các mùa khác.

Đuối nước

Theo thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam thì trong số khoảng 7.000-7.200 trẻ em chết do tai nạn thương tích/năm thì tỷ lệ đuối nước chiếm 50% các trường hợp, đa phần do không biết bơi.

Mất nước

Mất nước có thể xảy ra nhanh chóng dưới nhiệt độ mùa hè. Hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn lúc nào cũng được cung cấp nước đầy đủ, dù ở bất kì nhiệt độ nào.

Cảnh giác với bệnh hay gặp vào mùa hè

Bệnh tim mạch

Nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu bị đặc lại do mất nước và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ.

Cách phòng tránh: Những người có bệnh tim cần sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết. Hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước. Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với những người bị chứng co thắt mạch.

Bệnh cường tuyến giáp

Bức xạ mặt trời, nắng nóng và thừa iốt (thường thấy ở miền biển) có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cường tuyến giáp. Triệu trứng là người bệnh thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, sụt cân (dù ăn nhiều), khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc.

Bệnh này cần điều trị cẩn thận, lâu dài dưới sự theo dõi của bác sỹ. Cách phòng tránh: Không nên ra ngoài trời khi nắng nóng.

Viêm cơ

Nên đọc

Bệnh thường xuất hiện ở những người ngủ nhiều hoặc ngồi lâu cạnh điều hòa. Khi thức dậy, họ thấy các cơ đau ê ẩm giống như khi làm việc nặng, sờ vào cơ thấy đau, khó cử động và ngày càng mỏi.

Cách chữa trị: Nằm yên để các cơ được nghỉ ngơi, sử dụng các liệu pháp xoa bóp, làm nóng cơ, dùng gạc tẩm cồn đắp lên phần cơ bị đau và uống thuốc kháng viêm cơ.

Viêm họng và thanh quản

Ăn kem, uống nước đá hay tắm nước lạnh là các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

Cách phòng tránh, chữa trị: Uống nước ấm có nhiều kiềm (nước khoáng, chè xanh), giữ ấm cổ. Còn nếu bị viêm họng thì nhất thiết phải uống thuốc vì bệnh này rất nguy hiểm đối với tim và thận.

Bệnh đường ruột

Các vi khuẩn gây bệnh có ở khắp nơi. Chúng sinh sôi rất nhanh khi trời nóng và xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống hay tay bẩn. Hậu quả là người bệnh bị mất sức, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.

Cách chữa trị: Uống thuốc để đẩy chất độc trong người ra ngoài, đồng thời dùng nhiều các chế phẩm từ muối để bù lại lượng nước đã mất. Khi vẫn còn các triệu trứng của bệnh, chỉ nên ăn cháo làm từ gạo hay kiều mạch.

Đừng sợ khi bị nôn hay tiêu chảy vì đó chỉ là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể khi bị ngộ độc. Cách phòng tránh: vệ sinh sạch sẽ tay chân, rửa sạch thức ăn và bảo quản thức ăn đúng cách.

Thuốc tham khảo: Oresol New

- Phòng và điều trị mất nước và chất điện giải trong tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa.

Mỹ Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]