Những cách hiểu sai lầm về tiêm phòng vaccine

Những ngộ nhận về tiêm phòng vaccine có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

15.6

Ảnh minh họa.

Nếu không tiêm phòng trẻ có thể bị nhiễm bệnh?

Nhiều người thấy trẻ con hàng xóm tiêm phòng nên không tiêm cho con mình vì cho rằng như vậy là an toàn. Mục đích của việc tiêm phòng là tránh lây lan và nếu không tiêm phòng thì rủi ro mắc bệnh là rất lớn. Ví dụ như ở vùng Calorado (Mỹ) trẻ em không tiêm phòng vì lý do tôn giáo nên tỷ lệ mắc bệnh sởi ở đây cao gấp 22 lần so với những đứa trẻ đã được tiêm phòng mũi kết hợp.

Vấn đề vaccine gây bệnh tự kỷ được dư luận quan tâm từ năm 1998 sau khi một nghiên cứu cho thấy đã tìm ra mối liên quan giữa vaccine MMR (sởi – quai bị - rubella) với bệnh tự kỷ. Từ bấy đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vaccine MMR với bệnh tự kỷ nhưng không hề tìm thấy bằng chứng. Như vậy có thể khẳng định không có bằng chứng gây bệnh và mới đây trên tạp chí New England Journal of Medicine có đăng tải một nghiên cứu có quy mô lớn về vấn đề này nhưng cũng không tìm thấy bằng chững giữa bệnh tự kỷ và thimerosal, chất bảo quản gốc thủy ngân có trong vaccine. Bằng chứng, khi hợp chất này không được dùng để sản xuất vaccine cho trẻ em nữa tại Mỹ từ năm 2001 nhưng số ca mắc bệnh tự kỷ vẫn tăng mà trước đây người ta tình nghi do thimerosal.
 
Theo cơ quan phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDP) và Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ (APP) thì điều này không hề gây nguy hiểm, nhóm trẻ dưới 2 tuổi có thể tiêm tới 22 mũi và 6 mũi bổ sung khác.

Những biến chứng khi tiêm phòng vaccine ở trẻ nhỏ?

Hầu hết các loại vaccine viêm màng não, DTaP có chứa virus đã bị tiêu diệt, chứ không phải các tác nhân có thể phát triển. Một số loại vaccine như vaccine bại liệt có chứa virus đã suy yếu nên không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Một số loại vaccine có chứa các virus sống suy yếu nên có thể ảnh hưởng đến quá trình hưởng ứng miễn dịch, trong số này các vaccine MMR (sởi – quai bị - rubella) và các loại vaccine miễn dịch ho gà, tuy nhiên các phản ứng phụ là không đáng kể, nếu có, chỉ gây sốt và phát ban nhẹ.

Vaccine có chứa chất bảo quản sẽ gây nguy hiểm?

Chất bảo quản chính có trong các loại vaccine là thimerosal, đây là hợp chất có tác dụng giúp vaccine không bị nhiễm khuẩn và có chứa một lượng thủy ngân nhất định có tên là ethylmercury. Nếu hàm lượng lớn có thể gây chậm phát triển trí não ở trẻ và thực tế nó bị loại ở hầu hết các loại vaccine cúm. Thực tế không chỉ có vaccine mà trong môi trường tự nhiên cũng có thủy ngân như trong cá biển, trong nước sinh hoạt… Cơ thể con người có thể tự đào thải các chất độc này, tuy nhiên nếu trong máu của trẻ có hàm lượng thủy ngân cao thì nên tránh dùng vaccine có chứa ethylmercury.

Khi trẻ bị cảm lạnh thì không nên tiêm phòng vaccine?

Khi trẻ bị cảm lạnh thì không nên tiêm phòng vaccine, tuy nhiên theo nghiên cứu thì cảm nhẹ không ảnh hưởng. Đặc biệt khi trẻ sốt trên 102 độ F (khoảng 39 độ C) kèm theo bệnh viêm tai thì không nên dùng vaccine. Nếu sốt, viêm đường hô hấp hoặc tiêu chảy nhẹ thì tiêm vaccine không việc gì. Trường hợp có phản ứng phụ sau tiêm thì nên đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị.

Khi còn trẻ mắc bệnh ho gà liệu khi trưởng thành có thể phát bệnh?

Bệnh ho gà không đáng sợ đối với trẻ nhỏ và rất ít khi bị tử vong. Vì vậy nên tiêm phòng cho trẻ theo quy định. Trường hợp không mắc bệnh hoặc không tiêm phòng sẽ có rủi ro phát bệnh lớn.

Tiêm phòng vaccine có thể ngăn ngừa 100% nguy cơ mắc bệnh?

Không đúng, thậm chí những loại vaccine như MMR, vaccine ho gà v.v… có chứa các virus suy yếu cũng chỉ có tác dụng cao nhất tới 95%. Các loại vaccine chứa virus không hoạt hoá bị tiêu diệt cũng chỉ có tác dụng từ 75 - 80%. Điều này có nghĩa là tiêm phòng vaccine không thể ngăn ngừa được 100% nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên, nếu tất cả mọi người cùng tiêm phòng đúng lịch, đúng hướng dẫn sẽ mang lại kết quả cao.

Trẻ càng lớn tiêm phòng càng tốt?

Tiêm phòng vaccine áp dụng ở mọi lứa tuổi để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ở nhóm người trẻ tuổi và phải áp dụng theo đúng lịch do cơ quan y tế quy định, không tự ý tiêm hoặc chờ trẻ lớn hoặc phát bệnh mới tiêm. Ví dụ, năm 2008 vừa qua ở vùng Winconsin (Mỹ) có tới 300 trẻ em dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà, trong số này 117 dưới 6 tháng tuổi. Trong số 300 trẻ em nói trên, có một nửa phải vào viện điều trị và có 3 trường hợp tử vong. Vì vậy giới chuyên môn khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên chờ hoặc đắn đo mà phải thực hành theo quy định, kể cả về độ tuổi, số liều và khoảng thời gian cần thiết giữa các mũi tiêm.
 
Theo Tri thức Trẻ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]