Những khả năng siêu nhân của sinh vật biển

(Kiến Thức) - Cá hổ châu Phi tung mình bắt chim đang bay, giun dẹp tự tái sinh, sên biển quang hợp… là những khả năng khác thường của sinh vật biển.

15.592
Loài cá Black Swallower (Chiasmodon niger) có nhiều đặc điểm khiến loài khác đáng sợ, như đôi mắt đen lồi và răng ố. Tuy nhiên, khả năng nuốt cả con mồi của nó là đặc điểm nổi bật nhất. Nó có thể nuốt con vật dài gấp hai lần và có khối lượng hơn 10 lần mình.  

Sên biển Elysia chlorotica tự tổng hợp năng lượng thông qua phản ứng quang hợp như thực vật. Ngoài việc “đánh cắp” những gene có khả năng tạo ra diệp lục tố, chúng còn lấy trộm cả lạp lục (những bộ phận nhỏ xíu trong tế bào của tảo) để thực hiện quá trình quang hợp. Lạp lục dùng chất diệp lục để biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng. Nhờ lạp lục mà sên Elysia chlorotica không cần ăn mà vẫn sinh trưởng. 

Giun dẹp tự tái sinh. Loài giun dẹp nước ngọt tên là Planaria khi bị cắt thành hai nửa, chỉ một tuần sau, từng mảnh bị cắt sẽ phát triển thành hai con giun có đầy đủ chức năng.  

Cá Archerfish (cá Mang rỗ) phun nước bắt con mồi. Loài cá biệt danh "xạ thủ" (archerfish) biết bắn nước từ miệng để làm rụng con mồi trên cây. Miệng cá Archerfish có cấu tạo khá đặc biệt, chúng có thể tạo ra một lượng áp suất lớn trong miệng làm lực để phun những tia nước thật mạnh vào con mồi. 

Tôm gõ mõ giết mồi bằng tiểng nổ bong bóng. Tôm gõ mõ (Alpheidae) khi ngắm được con mồi sẽ kẹp càng lại, tạo ra một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80 kPa ở khoảng cách 4cm từ càng. Những bong bóng khí lao đi với tốc độ 27m/s và tạo ra tiếng nổ với cường độ lên tới 218 decibel, áp lực đủ giết chết những con cá nhỏ. 

Cá hổ châu Phi tung mình bắt chim đang bay. Cá hổ châu Phi (Hydrocynus vittatus) thường tấn công những con chim khi chúng đang bơi gần mặt nước, hoặc tung mình lên cao để tóm gọn con mồi một cách nhanh chóng. Mỗi ngày một con cá hổ thực hiện được 20 cú đớp mồi. 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]