Những người không nên xông hơi, massage

Xông hơi, massage là những phương pháp giúp cơ thể thư giãn, giảm mỏi mệt, uể oải hay căng thẳng đầu óc. Tuy nhiên, xong hơi hay massage không đúng người đúng cách cũng mang đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

0

Xông hơi và massage mang lại nhiều lợi ít cho sức khỏe. Do đó, không ít người lựa chọn hai phương pháp này khi nhận thấy tinh thần, cơ thể mình đang căng thẳng và cần được thư giãn.

Xông hơi có tác dụng trong trị liệu cảm cúm, tinh dầu của lá xông sát trùng đường hô hấp trên, giúp cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi, giảm nhức mỏi. Đồng thời, xông hơi còn làm giãn nở các bắp thịt, tăng bài tiết qua mồ hôi, tăng cường tuần hoàn, giúp máu đến nuôi da nhiều hơn, giảm bớt căng thẳng, giúp tinh thần thư thái, làm sạch, tái sinh cơ thể nhờ hơi nóng kích hoạt sự tẩy rửa, lỗ chân lông mở rộng đẩy cặn bã, độc chất ra ngoài.

Không phải ai xông hơi, massage cũng tốt cho sức khỏe.

Đối với massage,  đây là phương pháp dùng nhiều thủ thuật và động tác khác nhau như: xoa, ấn, day, bấm, nắn trên bề mặt cơ thể, từ đó mang lại nhiều lợi ích như vừa chăm sóc sức khỏe, chống lão hóa da, làm đẹp và mịn da, vừa tăng khả năng hoạt động và khắc phục tình trạng mệt mỏi của thần kinh cơ.

Massage có tác dụng làm giãn nở các mao mạch và tiểu động mạch; làm sạch các lớp sừng hóa trên bề mặt da; điều hòa chức năng bài tiết mồ hôi, tuyến nhờn; làm tăng sự lưu thông máu; tăng cường dinh dưỡng cho da, giúp da được mịn màng, hồng hào hơn.

Mặc dù xông hơi và massage là hai liệu pháp phổ biến và tốt cho cơ thể. Nhưng nếu sử dụng không đúng người đúng cách có thể biến lợi thành hại.

Những đối tượng không nên xông hơi, massage:

- Người đang bị cao huyết áp, tim mạch: Vì khi xông hơi, làm nóng cơ thể, gây giãn mạch, kích thích tim mạch hoạt động nhiều hơn nên sẽ nguy hiểm.

- Người bị bệnh thận, gầy gò, sốt cao, ra huyết là những người bị thiếu nước, cần phải bổ sung nước vì vậy xông hơi sẽ làm mất thêm nước.

- Trẻ dưới 7 tuổi: Tuyệt đối không được xông hơi bởi cơ thể trẻ chứa rất nhiều nước và rất cần nước để phát triển, xông hơi làm mất nước, điều đó không có lợi, thậm chí nguy hại cho trẻ.

- Người vừa uống rượu: Sau khi uống nhiều rượu, chất alcahol có trong rượu sẽ gây loạn tim mạch. Khi xông hơi sẽ bị kích thích gây loạn hơn và điều đó cực kỳ nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

- Người có bệnh thoát vị đĩa đệm, lao xương cột sống, ung thư xương...massage sẽ rất nguy hiểm.

- Một số đối tượng khác không được xông hơi, massage: Người đang sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, các vết thương hở, người mạch cứng, nhanh, thay đổi tư thế dễ choáng, đại tiện ra máu, ho ra máu, phụ nữ đang trong kỳ kinh, người có da dễ bị kích ứng, người trong trạng thái cơ thể đang cần bù nước như tiêu chảy, vận động nặng xuất nhiều mồ hôi, người ốm yếu, gầy gò...

Tuyệt đối không được tắm sau khi xông hơi.

Những lưu ý khi xông hơi hoặc massage:

- Không xông hơi liên tục trong tuần (cơ thể mất năng lượng và ảnh hưởng tim mạch).

- Khi xông hơi hoặc mát xa nếu thấy trong người có dấu hiệu bất thường nào như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… thì nên ngưng ngay và báo cho bác sĩ biết.

- Không được tắm sau khi xông hơi dù nước nóng hay nước lạnh.

- Xông hơi xong nên tránh gió lùa. Mùa hè xông hơi xong không được nằm máy lạnh, hoặc nằm dưới quạt điện mạnh.

- Không nên để các kỹ thuật viên massage đứng lên trên và dùng gót hay các đầu ngón chân để đạp, ấn toàn lực trên các đốt sống lưng, thắt lưng, cổ vì có thể làm sai khớp, trượt khớp.

- Tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng rồi lau lại bằng khăn khô sạch trước khi lên bàn massage. Nếu xông hơi nóng thì ít nhất phải 6 giờ sau mới được tắm.

Nhật Mỹ (t/h)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]