Nội tạng động vật: Mối nguy hại đối với sức khỏe

Nội tạng động vật đúng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức khỏe.

15.5972

Giá trị dinh dưỡng của nội tạng động vật

Theo Dân trí, nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày... có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100-150 calo mỗi 100 gram), chúng có cùng hàm lượng protein (khoảng 16-22% trọng lượng, trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo tương tự (trung bình từ 5-7%) chủ yếu là chất béo bão hòa & lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú.

Các Vitamin tan trong chất béo chỉ có ở trong gan, thận. Một điểm chung ở gan, thận, tim, não có nhiều cholesterol và photphatit. Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương.

Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất Sắt. Nó cũng chứa Selen, Kẽm, Phốt pho, Niacin, và Riboflavin. Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C.

Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng, có Protein, Sắt và các loại Vitamin.

Dạ dày bò chứa Vitamin B12 và một lượng đáng kể Protein. Lòng bò cũng thường được sử dụng trong việc đưa ra các loại thịt chế biến như xúc xích ...

Nhìn chung nội tạng động vật gồm thận, dạ dày, ruột, tim, lưỡi, và gan có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt và nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp cao, gút..

Nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh từ nội tạng động vật "bẩn"

Báo Gia đình & Xã hội cho biết, theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày... có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc, chúng có hàm lượng protein và chất béo cao… Tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý hoặc lạm dụng giá trị dinh dưỡng từ món ăn này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

ThS. BS Doãn Thị Tường Vy - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV 19.8 cho biết thêm: “Trong các ruột của các loại động vật có rất nhiều vi khuẩn, ví dụ như econi, các vi khuẩn có thể là gây tả, kiết lị, thương hàn… hay các vi khuẩn gây lao, bệnh than…nếu lúc chế biến mà chúng ta không làm vệ sinh sạch sẽ hoặc không nấu chín kỹ thì khi chúng ta ăn các thực phẩm mà chứa tất cả các loại vi khuẩn đó sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp”.

Đặc biệt trong thời gian vừa qua, đã có hàng chục tấn nội tạng không rõ nguồn gốc bị bắt trên đường vận chuyển về Hà Nội với tình trạng ôi thối. Điều này cho thấy, người dân đang phải đối diện với nguy cơ cao tiêu thụ phải các loại nội tạng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.

ThS.Bs Doãn Thị Tường Vy khuyến cáo tốt nhất là chúng ta nên sử dụng nội tạng có nguồn gốc rõ ràng. Thứ 2 là khi mua về cần phải chế biến đảm bảo vệ sinh rồi nấu chín, kỹ. Thứ 3 là cần để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ, cao ráo không bị ô nhiễm hoặc có thể lây nhiễm bởi thực phẩm bẩn khác sang. Thực phẩm sống và chín cần để riêng biệt. Thứ 4 là nên ăn ở mức độ vừa phải. Đối với những người thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu thì nên hạn chế và tốt nhất là không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật vì hàm lượng cholesterol ở trong những thực phẩm này rất cao.

Điều duy nhất cần phải nhận thức rằng các thành phần dinh dưỡng của bộ phận nội tạng động vật chỉ cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho người ăn khi nó tuyệt đối an toàn. Cho nên đảm bảo chắc chắn an toàn vệ sinh các thức ăn từ nội tạng động vật mới có thể tận dụng được giá trị dinh dưỡng của chúng.

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]