Phát hiện một loại protein kềm hãm ung thư vú

15.6028

Theo phát hiện của các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Wake Forest Baptist (Mỹ), những tế bào ung thư vú “hung hăng” nhất chứa rất ít lượng ferroportin, một loại protein giữ vai trò chủ chốt trong việc hấp thụ sắt trong tế bào. Khám phá này đã mở ra một hướng đi mới trong việc chẩn đoánđiều trị ung thư vú.


Kết quả nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Science Translational Medicine trong số ra gần đây. Theo đó, các tế bào ung thư ở những bệnh nhân nặng đều có tỷ lệ ferroportin thấp. Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu đã tìm cách tăng lượng protein trong các tế bào ung thư vú lên mức bình thường. Thí nghiệm đã được tiến hành trên cơ thể chuột và kết quả là tốc độ phát triển của khối u đã bị chậm lại. Theo giải thích của các chuyên gia, do ferroportin có vai trò chuyển lượng sắt ra ngoài tế bào ung thư nên nếu không có hoặc có ít ferroportin, sắt sẽ nằm lại bên trong tế bào và sự tích tụ này càng tạo thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Bằng cách bổ sung hàm lượng ferroportin, chất sắt sẽ thoát ra ngoài tế bào, từ đó hạn chế sự tăng trưởng của khối u.

Mỗi năm, hơn 42.000 bệnh nhân ung thư vú được phát hiện ở Pháp. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều không rõ nguyên nhân. Các bác sĩ cũng khó dự đoán tốc độ phát triển của khối u tuyến vú cũng như đánh giá nguy cơ tái nhiễm của bệnh nhân sau phẫu thuật. Vì vậy, khó xác định được biện pháp điều trị phù hợp nhất (nói chung vẫn là tổng hợp các biện pháp như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị). Dựa trên mối liên quan giữa sự phát triển khối u và hàm lượng ferroportin trong các tế bào ung thư, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Các chuyên gia cũng cho rằng, sẽ bất lợi nếu ta không ăn những sản phẩm giàu chất sắt. Tuy chúng ta chưa thể chứng minh được điều đó tác động như thế nào đến căn bệnh, nhưng rõ ràng là thiếu sắt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hay đau đầu, da dẻ xanh xao.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]