Sau một lần sảy thai sớm nên làm gì?

Để chuẩn bị cho thai kỳ sau vợ chồng nên khám sức khỏe tổng quát, người vợ cần khám phụ khoa, dùng axit folic mỗi ngày, tiêm ngừa các bệnh cần thiết trước khi mang thai...

15.6

Em bị rong kinh 8 ngày, uống thuốc cầm máu, vitamin C không khỏi nên vào BV Từ Dũ khám. Xét nghiệm máu đo chỉ số Beta hCG là 26.5 (dương tính), siêu âm tử cung không thấy gì.

Bác sĩ chẩn đoán “theo dõi sẩy thai sớm” cho thuốc uống một tuần tái khám. Khi tái khám, em vẫn chưa sạch kinh hoàn toàn, chỉ số Beta hCG của em còn <5 (âm="" tính).="" siêu="" âm="" chỉ="" còn="" dịch="" trong="" lòng="" tử="" cung.="" bác="" sĩ="" bảo="" như="" vậy="" là="" ổn="" rồi,="" cho="" thuốc="" tránh="" thai="" và="" một="" số="" thuốc="" khác.="">

Giờ em đã có kinh lại bình thường. Em bị sẩy thai do nguyên nhân gì và có lặp lại không? Sau bao lâu em mới nên có thai lại và cần kiêng cữ gì?

Có hơn 25 % trường hợp sảy thai sớm vẫn chưa rõ nguyên nhân và sảy thai có thể lặp lại

Trả lời:

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà - Bệnh viện Từ Dũ TP HCM cho câu trả lời, trường hợp của bạn nghĩ nhiều đến sẩy thai sớm vì chỉ thấy dấu hiệu có thai dựa vào nồng độ beta hCG mà thôi. Riêng nguyên nhân sẩy thai thì với những thông tin bạn cung cấp chưa có cơ sở để xác định được.

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên sẩy thai sớm như bất thường nhiễm sắc thể, thiểu năng hoàng thể thai kỳ, bệnh tự miễn, bệnh rối loạn về nội tiết, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc…và hơn 25% vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Tình trạng sẩy thai có thể lập lại. Để chuẩn bị cho thai kỳ sau được tốt hơn, hai vợ chồng bạn nên khám sức khỏe tổng quát, bạn cần khám phụ khoa, dùng axit folic mỗi ngày, tiêm ngừa các bệnh cần thiết trước khi mang thai: sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, viêm gan B. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bước kể trên, vợ chồng bạn có thể để thai được.

Dấu hiệu sảy thai

Theo Vnexpress, 20 tuần đầu của thai kỳ là rất quan trọng và hầu hết ca sẩy thai xảy ra vào thời điểm này.

1. Cơn co: Bụng dưới hay khu vực xương chậu có cơn co chính là dấu hiệu sẩy thai. Bác sĩ Doshi khuyên, cơn co trong bụng trong suốt quá trình mang thai thường là dấu hiệu ẩn chứa vấn đề và phải được bác sĩ kiểm tra. Tuy nhiên, cơn co nhẹ là bình thường. Bạn nên thận trọng nếu cơn co kèm thở nặng nhọc. Nếu có cơn co và chảy máu thì cần đi khám ngay.

2. Chảy máu: Dù nhiều phụ nữ thỉnh thoảng bị chảy máu nhẹ trong suốt quá trình mang thai, nhưng chảy máu nhiều là dấu hiệu sẩy thai. Trường hợp này cần đi khám ngay.

3. Đau: Đau nhói ở bụng là dấu hiệu sẩy thai trong những ngày mang thai đầu tiên. Con đau có thể kéo dài và sẽ đau ở lưng dưới hay khu xương chậu. Hãy liên hệ với bác sĩ và kể lại mọi triệu chứng. Tốt hơn là bạn hãy đi kiểm tra để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con. Bác sĩ Doshi nói rằng “đau ở bụng và vùng chậu cũng là dấu hiệu của vấn đề”.

4. Tụ máu: Khi có máu tụ chảy ra từ âm đạo trong những ngày đầu mang thai, đó chắc chắn là dấu hiệu sẩy thai, cần đi khám càng sớm càng tốt vì có thể giúp cứu được thai nhi.

5. Thai nhi chuyển động: Thai nhi thường bắt đầu chuyển động từ tháng thứ 4 mang thai. Đây là thời điểm mẹ bầu cảm nhận chuyển động và phát triển của thai nhi. Nếu chuyển động này dừng lại và không có phát triển nào thêm, đó có thể là dấu hiệu sẩy thai cần đi khám ngay.

Nhận biết những dấu hiệu sẩy thai đúng lúc có thể giúp cứu sống thai nhi và thậm chí giúp thai nhi phát triển thành em bé khỏe mạnh. Có tới một nửa phụ nữ phát hiện dấu hiệu sẩy thai sớm và được điều trị có thể mang thai tới khi sinh. Nhiều phụ nữ bị sẩy thai 1-2 lần cũng vẫn có thể mang thai và sinh em bé an toàn vào những lần sau.

Tham khảo thuốc:

3b – Medi: Bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể. Với liều cao dùng để điều trị các chứng đau nhức do các bệnh lý thần kinh, bệnh yếu cơ, các rối loạn do nghiện rượu lâu năm.

Vitamin C 500mg: Phòng và điều trị bệnh do thiếu Vitamin C.

Trà Mi

Nên đọc
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]