Smartphone và các khái niệm cần nhớ

Bộ vi xử lý bên trong smartphone hoạt động như bộ não của thiết bị, xử lý hầu hết hoặc tất cả các chức năng xử lý trung tâm của thiết bị trên một mạch tích hợp duy nhất hoặc chip. Khi muốn mua một chiếc điện thoại thông minh, cần chú ý là về một loại máy với bộ vi xử lý 1GHz - một tính năng mà người dùng sẽ tìm thấy trên hầu hết các điện thoại thông minh cao cấp.

15.5976
Bài viết này sẽ cung cấp các định nghĩa về các thông số kỹ thuật thường được sử dụng để mô tả các bộ phận trong smartphone - “điện thoại thông minh”.

Bạn có bao giờ tự hỏi màn hình cảm ứng điện dung, MicroSD và HSPA+ nghĩa là gì chưa? Bài viết này sẽ cung cấp các định nghĩa về các thông số kỹ thuật thường được sử dụng để mô tả các bộ phận bên trong smartphone – “điện thoại thông minh” ngày nay.

Các nhà bán lẻ sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật và tiếp thị khác nhau để mô tả các “điện thoại thông minh” họ bán. Để giúp người mua sắm smartphone hiểu những gì họ thấy, bài viết này cung cấp các định nghĩa về các thông số kỹ thuật thông dụng nhất, và giải thích tại sao chúng lại quan trọng.

Những định nghĩa này có thể giúp người tiêu dùng lựa chọn một chiếc điện thoại có thông số kỹ thuật đáp ứng các nhu cầu của họ. Và chúng cũng có thể có ích khi cần tách biệt sự thật từ những quảng cáo thổi phồng với doanh số bán hàng cao mà họ thấy trong các quảng cáo thương mại hoặc trong các cửa hàng.

Bộ vi xử lý - Processor

Các nhà sản xuất chính của bộ vi xử lý 1GHz là Samsung (với dòng Hummingbird và Apple A4), Qualcomm (với dòng Snapdragon) và Texas Instruments (với dòng OMAP). Bộ vi xử lý 1GHz hoàn thành các nhiệm vụ hệ thống và phần cứng tăng tốc đa phương tiện với tốc độ cao và với mức tiêu thụ điện năng thấp. Các bộ vi xử lý cũng làm việc với phần mềm của điện thoại để chạy video độ nét cao (720p hoặc 1080p tùy thuộc vào chip) và để đảm bảo trình duyệt Web nhanh hơn, êm hơn.

Tuy nhiên, một điện thoại thông minh không nhất thiết phải có một chip 1GHz để hoạt động tốt. Đầu năm nay, khi T-Mobile G2 không-được-tung ra thị trường thì đã có lời đồn đại về lý do đã khiến người hâm mộ điện thoại thất vọng. Đó là do bộ vi xử lý Scorpion Qualcomm 800MHz với các chip làm ảnh hưởng tới hiệu suất của điện thoại. Nhưng khi G2 được ra mắt và đạt các bài kiểm tra tiêu chuẩn, bộ vi xử lý 800MHz của nó đã đặt nó lên ngang tầm với các điện thoại năng lượng Snapdragon.

Khi mua một chiếc smartphone, người dùng cần dành thời gian để đánh giá những nhiệm vụ mà họ muốn có ở chiếc smartphone đó. Nếu mong đợi để sử dụng nhiều nội dung đa phương tiện, trình duyệt Web thường xuyên, hoặc chạy các ứng dụng phức tạp trong thời gian dài, tốt hơn người sử dụng nên chọn một chiếc smartphone có chip 1GHz.

RAM

Sự thật là khả năng của điện thoại để chạy đồng thời các ứng dụng phụ thuộc vào dung lượng RAM còn trống vào thời điểm đó. Nhà cung cấp hiếm khi quảng cáo dung lượng của RAM tương ứng với điện thoại cụ thể, do đó, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ trước khi mua. Và bộ nhớ RAM không bao giờ là quá nhiều đối với 1 chiếc smartphone.


Smartphone đời cũ và rẻ tiền thường chỉ có khoảng 256MB RAM - đủ để chạy một số ứng dụng mà hiệu suất thấp hoặc không làm giảm hiệu suất của máy. Điện thoại sành điệu như iPhone 4 và Samsung Nexus S có 512MB RAM và có thể chạy nhiều ứng dụng mà không sợ làm giảm hiệu suất của điện thoại.

RAM 256MB sẽ đáp ứng nhu cầu của người dùng trung bình dành cho nhắn tin, thực hiện các cuộc gọi, duyệt Web, và chơi một vài trò chơi ứng dụng. Người sử dụng và làm việc dùng ứng dụng nặng nên dùng tối thiểu RAM 512MB.

Màn hình – Display

Nếu bạn có ý định gửi và nhận tin nhắn văn bản, lướt web, hoặc xem video trên điện thoại của mình, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng màn hình đủ lớn và có độ phân giải đủ cao để xử lý công việc. Một màn hình kích thước 2,7 inch (là kích thước của màn hình BlackBerry Curve) hoặc lớn hơn sẽ đủ để quản lý e-mail và trình duyệt web cơ bản, nhưng nếu bạn có kế hoạch để chơi trò chơi hoặc xem video, bạn sẽ muốn có một màn hình 3,5inch hoặc lớn hơn.

Hầu hết các smartphone và điện thoại di động ngày nay sử dụng màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng), cung cấp đồ họa phù hợp, sắc nét và sản xuất cũng tương đối rẻ.

Có 2 loại màn hình LCD cho điện thoại là: TFT và IPS-LCD

Màn hình TFT - màn hình sử dụng công nghệ bán dẫn màng mỏng để cải thiện chất lượng hình ảnh. Nhưng lại có nhược điểm là góc nhìn và tầm nhìn trong ánh sáng trực tiếp kém, và màn hình TFT tương đối “ngốn” năng lượng. Kết quả là, chúng có xu hướng xuất hiện ở các điện thoại di động thông thường và rẻ tiền (được gọi là "điện thoại phổ thông").

Màn hình IPS-LCD thường thấy ở iPhone 4 và Motorola Droid X (được bán như là một "màn hình võng mạc"), cải thiện góc nhìn và tiêu thụ ít điện hơn so với màn hình LCD TFT. Loại màn hình này thường sử dụng cho điện thoại có năng lượng vừa phải.

Công nghệ hiển thị AMOLED (Đi-ốt phát sáng kết cấu phẳng tinh thể lỏng) đang được sử dụng phổ biến trong các điện thoại cao cấp như Google Nexus One và HTC Droid. Các màn hình này dễ xem trong ánh sáng mặt trời tự nhiên hơn so với các màn hình LCD cùng loại. Tuy nhiên, một số người dùng đã lưu ý rằng màn hình AMOLED thiên về màu sắc đậm. Màn hình AMOLED đòi hỏi ít năng lượng hơn và do đó đảm bảo tuổi thọ của pin điện thoại, nhưng trong thử nghiệm thực tế về tuổi thọ của pin, chúng tiêu thụ năng lượng như màn hình LCD.

Samsung Galaxy S là điện thoại thông minh đầu tiên trên tủ bày hàng siêu công nghệ AMOLED chính hãng. Super AMOLED đặt bộ cảm biến cảm ứng trên màn hình, khác với việc tạo ra một lớp riêng biệt, là công nghệ màn hình mỏng nhất trên thị trường. Nó cũng nhạy hơn so với các màn hình AMOLED khác.

Màn hình cảm ứng - Touchscreens

Màn hình cảm ứng của smartphone cho phép người dùng tương tác trực tiếp với giao diện và hệ điều hành của điện thoại. Ngày nay, có hai loại màn hình cảm ứng được sử dụng trong điện thoại thông minh là: điện trở và điện dung.


Màn hình cảm ứng điện trở có hai lớp vật liệu dẫn điện với một kẽ hở nhỏ giữa chúng. Khi ngón tay của bạn ấn vào một điểm trên màn hình, hai lớp nối vào và tạo thành một mạch tại điểm đó. Các thông tin từ mạch đó đi vào bộ vi xử lý của điện thoại.

Màn hình cảm ứng điện dung thường xuất hiện ở smartphone cao cấp như dòng HTC EVO 4G và Motorola Droid. Màn hình này thường bao gồm một lớp thủy tinh được phủ bắng một lớp dẫn điện trong suốt như ôxít thiếc indi. Cơ thể con người cũng dẫn điện, nên khi chạm ngón tay vào lớp kính phủ phía trên, nó tạo ra sự gián đoạn trong tĩnh điện trường của màn hình. Các bộ vi xử lý của điện thoại sẽ phát hiện vị trí của sự gián đoạn đó.

Pin

Nhiều điện thoại di động ngày nay sử dụng pin li-ti. Li-ti là hóa chất trong tế bào pin di chuyển đến cực âm của pin và phát ra năng lượng điện. Các pin li-ti được sử dụng lâu gấp 2-3 lần pin kiềm.

Các điện thoại lớn có xu hướng dùng pin li-ti 1500mAh, trong khi hầu hết các điện thoại nhỏ hơn dùng loại 1400mAH. Công suất của pin điện thoại di động được đo bằng mAh. Hầu hết năng lượng của pin cung cấp cho màn hình. Đó là lý do tại sao điện thoại với màn hình lớn lại sử dụng pin 1500mAh.

Pin đi kèm với một điện thoại thường tương ứng với mẫu của nó, nhưng bạn nên mua một pin li-ti có công suất lớn hơn pin đi kèm với điện thoại của bạn. Lưu ý rằng thời gian nói chuyện và chờ tùy thuộc vào số lượng các ứng dụng điện thoại đang hoạt động, độ sáng màn hình, cũng như bật Wi-Fi/GPS hoặc 4G và các yếu tố khác.

Theo VTC
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]