Thiếu Vitamin B1 sẽ gây bệnh gì?

Vitamin B1 (còn có tên là thiamin) có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nếu cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin này sẽ gây ra bệnh (beriberi) bệnh tê phù.

15.5655

Vitamin B1 có vai trò gì?

Theo Sức khỏe và đời sống, Vitamin B1 (còn có tên là thiamin) có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nếu cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin này sẽ gây ra bệnh (beriberi) bệnh tê phù. Thiếu hụt nhẹ biểu hiện trên hệ thần kinh như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác các chi, có thể tăng hoặc mất cảm giác.

Trương lực cơ giảm dần và có thể gây ra chứng bại chi hoặc liệt một chi nào đó. Thiếu hụt trầm trọng gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém như trong bệnh não Wernicke và nếu điều trị muộn gây loạn tâm thần Korsakoff.

(Ảnh minh họa)

Các triệu chứng tim mạch do thiếu hụt thiamin bao gồm khó thở khi gắng sức, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và các rối loạn khác trên tim. Sự suy tim như vậy được gọi là beriberi ướt; phù tăng mạnh là do hậu quả của giảm protein huyết nếu dùng không đủ protein, hoặc của bệnh gan kết hợp với suy chức năng tâm thất.

Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, men bia, đậu tương. Ngoài ra có lượng nhỏ vitamin B1 trong sữa, trứng, thịt nạc, gan, thận. Sự thiếu hụt vitamin này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: do quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm không đúng cách sẽ làm giảm nhanh hàm lượng vitamin này; do nhu cầu tăng, nhưng cung cấp không đủ (tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, ốm nặng, nghiện rượu, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch); do giảm hấp thu (tiêu chảy kéo dài, người cao tuổi)...

Bởi vậy, đối với những trường hợp trên cần bổ sung vitamin B1 bằng thuốc.Vitamin B1 thường được dùng để uống. Nếu liều cao, nên chia thành liều nhỏ dùng cùng với thức ăn để tăng hấp thu. Thuốc dạng tiêm được dùng khi có rối loạn tiêu hóa (nôn nhiều) hoặc khi có sự thiếu hụt nặng như suy tim do beriberi, hội chứng Wernicke... Nên hạn chế dùng đường tĩnh mạch vì có thể gặp sốc phản vệ.

Vitamin B1 ngăn ngừa chứng bệnh tê phù tay chân, teo cơ

Cũng theo Vnexpress, căn bệnh phù tay chân, teo cơ có tên gọi béribéri, bệnh xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin B1 nghiêm trọng, kéo dài trong khoảng 3 tháng. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị teo cơ gây liệt 2 chân, thậm chí mất mạng vì suy tim.

Triệu chứng bệnh lúc đầu âm thầm, không rõ nét nên ít người quan tâm. Ban đầu, người bệnh chỉ thấy uể oải, mệt nhẹ, chân đi chóng mỏi và có cảm giác nặng ở bắp chân. Đặc biệt, cơ thể người bệnh thấy khó chịu về chiều tối, chân hơi bị phù ở vùng mắt cá và tê, có cảm giác râm ran như kiến bò, hay bị chuột rút và thỉnh thoảng tim đập nhanh.

Ở mức nhẹ, bệnh nhân mới chỉ mất hoặc giảm cảm giác và phản xạ ở chi dưới, nếu được điều trị kịp thời bệnh có thể chữa khỏi được. Ở mức trung bình, người bệnh sẽ bị mất cảm giác và phản xạ gân xương, có hiện tượng nhược cơ, đi lại khó khăn nhưng chưa bị teo cơ hoặc teo cơ chưa rõ.

Ở mức độ nặng, người bệnh bị phù toàn bộ hai chi dưới, mất phản xạ gân xương, mất cảm giác, bị teo cơ không đi lại được, có thể chết do suy tim, nhất là với trẻ em.

Một trong số những nguyên nhân gây bệnh béribéri thường gặp ở Việt Nam là do ăn gạo xay xát quá kỹ (từ 2 đến 3 lần), ăn gạo từ thóc bị úng nước lâu ngày đã mất hết vitamin hoặc ăn gạo để lâu bị mốc, lượng vitamin còn rất thấp.

Bên cạnh đó, nhiều người chưa chú ý đến việc ăn thêm các thực phẩm có nhiều vitamin B1 như đậu đỗ, vừng, lạc, thịt, cá, rau, quả... Nếu chỉ ăn cơm mà ít dùng các thực phẩm khác cũng dễ bị tê phù, bởi lượng gạo chúng ta ăn hằng ngày chỉ cung cấp được khoảng 50% nhu cầu vitamin B1 của cơ thể.

Để đề phòng bệnh tê phù tay chân, teo cơ... mọi người nên ăn gạo mới, bảo quản tốt, không bị mốc hỏng, chọn loại chỉ xay xát một lần, theo tiêu chuẩn 100 kg thóc lấy 70 kg gạo, không nên ăn gạo xay xát quá trắng.

Ngoài ra, bữa ăn hằng ngày nên được bổ sung những thực phẩm có nhiều vitamin B1 từ thịt và gan của bò, lợn, lòng đỏ trứng, rau tươi như rau dền cơm, diếp, xà lách, giá đậu xanh, tỏi... các loại đậu như đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, lạc, vừng...

Tham khảo thuốc: Vitamin B1

Điều trị các trường hợp đau nhức dây thần kinh lưng, hông và dây thần kinh sinh ba( phối hợp với các vitamin B6 và B12)

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]