Thực phẩm sạch, có thực sự sạch?

Trên thị trường hiện nay xuất hiện các tên gọi, từ thịt heo sạch, gà sạch, trứng sạch, nước mắm sạch, nước đá sạch… đến mỹ phẩm sạch, nước mía siêu sạch. Sạch đang thu hút sự chú ý của người mua.

15.6215

Thực tế thì sao?

Hiện nay trong các loại thực phẩm chứa dư lượng độc tố quá cao, rau chứa hàm lượng thuốc trừ sâu, thịt heo dư chất tăng trưởng, thuỷ sản chứa dư lượng kháng sinh, tôm cá khô bị phun thuốc diệt nấm mốc, nước giải khát trái cây có DEHP… với nguy cơ gây ngộ độc, dẫn đến bệnh ung thư, dậy thì sớm, vô sinh…

Cuộc điều tra trên 7.200 hộ dân tại 12 tỉnh, thành, kết quả từ hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010 diễn ra đầu năm 2011 cho thấy: tỷ lệ người biết cách chọn thực phẩm an toàn chỉ đạt hơn 47%, và có gần 4% cho rằng cứ mua ở cửa hàng quen biết là ổn. Theo cục An toàn vệ sinh thực phẩm, năm năm qua, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có xu hướng thay đổi: giảm ngộ độc do vi sinh nhưng nguyên nhân ngộ độc do hoá chất, độc tố tự nhiên có xu hướng tăng.

Hiểu được nỗi lo của người tiêu dùng, các nhà sản xuất, kinh doanh, phân phối… cũng nhân đó mà khai thác. Họ đẩy mạnh yếu tố sạch, và chứng minh theo nhiều cách khác nhau để làm nổi bật sự khác biệt so với sản phẩm khác cùng loại, bán hàng với giá cao hơn. Cụ thể, ly nước mía siêu sạch hiện nay có giá 10.000 đồng so với ly nước mía bình thường 5.000 đồng.

Trong tiêu chuẩn Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có quy định nào về vấn đề sạch. Ông Hoàng Lâm, phó giám đốc Quatest 3 cho biết: “Sạch như thế nào đang nằm ngoài các quy định hiện hành. Bởi liên quan đến thực phẩm có những chỉ tiêu cụ thể, để biết sản phẩm đạt hay chưa đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không có tiêu chuẩn thực phẩm sạch”. Ông Lâm nói thêm: “Nguyên liệu thiên nhiên hoàn toàn cũng chưa hẳn là sạch, thông tin như vậy dễ làm cho người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm khác là bẩn”.

Theo ông Nguyễn Hùng Long, phó cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm thì vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ liên quan đến giá cả. Có những sản phẩm giá không cao nhưng vẫn an toàn, có sản phẩm giá rất cao nhưng vẫn không an toàn. Vấn đề là người tiêu dùng phải biết cách lựa chọn

Sạch hay không, sạch đến độ nào, chỉ có nhà sản xuất biết rõ. Trong thực tế, với nhiều chiêu thức tiếp thị, cách chứng minh thông qua những dẫn chứng có vẻ khoa học... người tiêu dùng khó mà phân định được thực hư.

Hiện nay trong các loại thực phẩm chứa dư lượng độc tố quá cao, rau chứa hàm lượng thuốc trừ sâu, thịt heo dư chất tăng trưởng, thuỷ sản chứa dư lượng kháng sinh, tôm cá khô bị phun thuốc diệt nấm mốc, nước giải khát trái cây có DEHP… với nguy cơ gây ngộ độc, dẫn đến bệnh ung thư, dậy thì sớm, vô sinh…

Cuộc điều tra trên 7.200 hộ dân tại 12 tỉnh, thành, kết quả từ hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010 diễn ra đầu năm 2011 cho thấy: tỷ lệ người biết cách chọn thực phẩm an toàn chỉ đạt hơn 47%, và có gần 4% cho rằng cứ mua ở cửa hàng quen biết là ổn. Theo cục An toàn vệ sinh thực phẩm, năm năm qua, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có xu hướng thay đổi: giảm ngộ độc do vi sinh nhưng nguyên nhân ngộ độc do hoá chất, độc tố tự nhiên có xu hướng tăng.

Hiểu được nỗi lo của người tiêu dùng, các nhà sản xuất, kinh doanh, phân phối… cũng nhân đó mà khai thác. Họ đẩy mạnh yếu tố sạch, và chứng minh theo nhiều cách khác nhau để làm nổi bật sự khác biệt so với sản phẩm khác cùng loại, bán hàng với giá cao hơn. Cụ thể, ly nước mía siêu sạch hiện nay có giá 10.000 đồng so với ly nước mía bình thường 5.000 đồng.

Trong tiêu chuẩn Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có quy định nào về vấn đề sạch. Ông Hoàng Lâm, phó giám đốc Quatest 3 cho biết: “Sạch như thế nào đang nằm ngoài các quy định hiện hành. Bởi liên quan đến thực phẩm có những chỉ tiêu cụ thể, để biết sản phẩm đạt hay chưa đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không có tiêu chuẩn thực phẩm sạch”. Ông Lâm nói thêm: “Nguyên liệu thiên nhiên hoàn toàn cũng chưa hẳn là sạch, thông tin như vậy dễ làm cho người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm khác là bẩn”.

Theo ông Nguyễn Hùng Long, phó cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm thì vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ liên quan đến giá cả. Có những sản phẩm giá không cao nhưng vẫn an toàn, có sản phẩm giá rất cao nhưng vẫn không an toàn. Vấn đề là người tiêu dùng phải biết cách lựa chọn

Sạch hay không, sạch đến độ nào, chỉ có nhà sản xuất biết rõ. Trong thực tế, với nhiều chiêu thức tiếp thị, cách chứng minh thông qua những dẫn chứng có vẻ khoa học... người tiêu dùng khó mà phân định được thực hư.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]