Thuốc điều trị bệnh gút

Mỗi giai đoạn bệnh cần những loại thuốc khác nhau để điều trị hiệu quả.

0
Đặc trưng là đau dữ dội, đột ngột một khớp, tiến triển nhanh trong vài giờ. Vì vậy, người bệnh gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống.

Vị trí đau thường gặp là ngón chân cái - nơi thường bị lạnh nhất của cơ thể mà acid uric lại dễ kết tinh ở nhiệt độ thấp. Khớp gối, vai, bàn tay, cổ chân và một số khớp khác cũng có thể gặp.

Theo DS. Phạm Thiệp, có thể điều trị bệnh theo 3 giai đoạn: gút cấp, đau cách khoảng và điều trị lâu dài tăng acid uric mạn tính.

Gút cấp:

Dùng thuốc chống viêm không steroid (AINS) liều cao. Những năm trước đây imdomethacin là thuốc được dùng nhiều nhất. Tuy nhiên hiện nay ít dùng.

Colchicin là loại thuốc rất công hiệu.

Thuốc chống chỉ định với người suy thận, suy gan, người mang thai, glôccôm góc hẹp và bí tiểu.
Thuốc có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy máu dạ dày - ruột, nổi ban, tổn thương thận, viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn máu, giảm tinh trùng.


Giai đoạn đau cách khoảng:

2-3 tháng sau cơn đau cấp, ở khớp đó bị tái phát. Dùng colchicin, AINS (như indomethacin).

Điều trị lâu dài:

Sau điều trị giai đoạn đau cách khoảng có thể dùng allopurinol hoặc probenecid để làm hạ acid uric máu. Các thuốc này không được dùng trong khi có gút cấp, đặc biệt tốt với người thỉnh thoảng mới có cơn gút cấp, không có hạt tophi và bệnh thận. Tuy nhiên allopurinol có thể gây nổi ban, sốt, viêm mạch, tăng bạch cầu, viêm gan. Probenecid  có thể gây khó chịu ở đường tiêu hoá.

Bệnh gút cần được điều trị đầy đủ theo liệu trình, không nên thấy đỡ mà ngưng điều trị. Người bệnh cần được giữ gìn cẩn thận, nhất là ăn uống. Hãy cảnh giác với những lời quảng cáo về chữa gút! Phải điều trị ngay khi phát hiện bệnh, đừng để bệnh quá muộn gây nên tàn phế.

AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe & đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]