Thuốc dùng khi viêm họng do liên cầu khuẩn tán huyết A

Nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A nếu chữa sớm chỉ cần dùng các thuốc dễ kiếm, rẻ tiền đã đạt hiệu quả cao. Nếu chậm trễ, chữa muộn sẽ rất khó khăn và tốn kém trong điều trị mà hiệu quả điều trị lại không cao.

15.5999

Nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A nếu chữa sớm chỉ cần dùng các thuốc dễ kiếm, rẻ tiền đã đạt hiệu quả cao.  Nếu chậm trễ, chữa muộn sẽ rất khó khăn và tốn kém trong điều trị mà hiệu quả điều trị lại không cao.

Cách nhận biết nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A

Tổn thương họng do liên cầu tán huyết A.

Liên cầu khuẩn có các nhóm A- B- C- G nhưng chỉ có liên cầu khuẩn tán huyết týp M3, 5, 4, 18, 24, 19 nhóm A (LCKTH-A) gây thấp tim (còn gọi là thấp khớp cấp). Các dấu hiệu đặc trưng: sốt và đau họng (cần khám chữa ngay giai đoạn này, nếu  không sẽ diễn biến phức tạp. Các nhiễm khuẩn nhiễm virut khác không sốt hay chỉ sốt nhẹ, không đau họng); viêm khớp (sau chừng 7-15 ngày, nhiều khớp, nhất là các khớp to: gối, cổ chân, cổ tay sưng, nóng, đỏ, đau, khó vận động nhưng không thấy mủ); nổi ban da không kèm theo ngứa;  tổn thương hệ thần kinh trung ương (xảy ra sau khi viêm họng 2- 6 tháng. Biểu hiện: múa vờn, múa giật) và viêm tim dẫn tới suy tim. Lưu ý các dấu hiệu ở khớp, da, hệ thần kinh trung ương không để lại di chứng.

Dùng thuốc như thế nào?

Điều trị tiên phát: khám dùng sớm kháng sinh chống LCKTH-A. Nếu triệu chứng lâm sàng không điển hình thì làm test  nhanh (20 phút) hay xét nghiệm (khoảng 2 ngày) để xác nhận LCKTH-A. Yêu cầu là dùng thuốc trong vòng 8-9 ngày kể từ khi khởi phát nên làm xét nghiệm cho chắc chắn mà không sợ chậm trễ.

Thuốc dùng: uống peniclin V. Tiêm benzathin penicilin. Nếu dị ứng với peniclilin thì dùng erythromycin. Azithromycin chỉ dùng cho người lớn. Gần đây còn dùng cefuroxim. Tất cả các thuốc trên, mỗi đợt điều trị đều phải kéo dài 10 ngày.

Khám chữa muộn, bệnh sẽ diễn tiến thành thấp tim. Tiêu chuẩn chẩn đoán thấp tim (theo Hội tim mạch Hoa Kỳ-1996) gồm 5 triệu chứng chính (viêm khớp, viêm tim, múa giật, cục dưới da, ban vòng) và 7 triệu chứng phụ (sốt, đau khớp, khoảng PR dài hơn bình thường, C-protein dương tính, tốc độ lắng máu cao, tiền sử có thấp tim, có hiệu giá ASLO cao một cách đáng kể). Tuy nhiên cũng có trường hợp không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng trên (ví dụ: ít khi xuất hiện hồng ban, có thể viêm tim nhưng không viêm khớp...).  Việc khám - xét nghiệm, điều trị lúc này thường phải tiến hành ở tuyến trên sẽ tốn kém và phức tạp hơn.

Điều trị thứ phát: Nếu bệnh chuyển sang thấp tim cần phải cho trẻ điều trị theo chương trình phòng chống thấp tim. Theo đó, mỗi tháng hoặc 3 tuần tiêm một lần benzathin penicliniln. Thời gian phòng bệnh là 5 năm, tốt nhất là phòng bệnh đến năm 18 tuổi, nếu có viêm tim phải phòng tái phát đến năm 25 tuổi.

Ngoài ra, còn dùng thuốc chữa  triệu chứng như aspirin, prednisolon (chống viêm), digitalis (chống suy tim). Thầy thuốc căn cứ vào  trạng thái viêm  khớp, viêm tim  mà chỉ định; người bệnh không được tự ý dùng thuốc.

Mấu chốt trong điều trị nhiễm LCKTH-A là làm cho người dân phân biệt được viêm họng do LCKTH- A và các viêm họng khác, khi có nghi ngờ cần phải đến ngay với thầy thuốc.

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]