Tía tô: Vị thuốc chữa nhiều bệnh

Theo Đông y, tía tô còn có gọi là é tía, hán tử tô, xích tô có tính ấm, vị cay, đi vào 3 kinh phế, tâm, tỳ, không độc. Có tác dụng trị cảm mạo, hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.

14.463

Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam cho hay, tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens Britt, họ hoa môi (Lamiaceae) là cây thân thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Cây tía tô có nơi gọi là cây tử tô, toàn bộ cây tía tô (thân, cành, lá, hạt) đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, tía tô còn có gọi là é tía, hán tử tô, xích tô có tính ấm, vị cay, đi vào 3 kinh phế, tâm, tỳ, không độc. Có tác dụng trị cảm mạo, hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Tía tô là vị thuốc xếp vào loại làm cho tiết mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt chứa tinh dầu có tính bốc hơi, giúp bảo quản và khử trùng thức ăn...

Những bài thuốc từ tía tô

Nồi xông trị cảm hàn: Dùng cành lá kinh giới, tía tô, lá gừng vàng, húng chanh. Tổng lượng dược liệu sau khi chọn nhặt sạch sẽ khoảng 600-1.000 g. Chọn nhặt lá úa, rửa thật sạch, đặt vào nồi (xoong) đổ 5 lít nước sạch đun vừa sôi đều 5 phút thì hạ lửa, lấy lá chuối tươi bịt kín miệng nồi, đậy vung đun thêm cho sôi trở lại chừng 1 phút (để tích hơi nước) rồi mang xông trong chăn để thoát mồ hôi cho người bệnh.

- Chữa tức ngực: Lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Gừng 2 lát, sắc nước uống. Có thể kết hợp nồi xông. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt, đau đầu, tức ngực, cảm mạo, phong hàn.

- Ngộ độc thức ăn: Lá tía tô đủ dùng, giã lấy nước cốt để uống, bã đã sắc hoặc lá tươi xoa xát vào vùng da bị mẩn ngứa. Hoặc lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, sinh cam thảo 2g. Nước 600ml sắc còn 200ml chia 2 - 3 lần trong ngày để uống khi nóng.

- Chữa cảm lạnh (cảm phong hàn): Lá tía tô, bạc hà, kinh giới, cam thảo dây, hành hoa, mỗi thứ một nắm, thêm một lát gừng, hãm nước sôi uống trong ngày. Hoặc tía tô, bạc hà, kinh giới đều 10g; bạch chỉ, địa liền đều 6g; vỏ quýt 5g; gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày một thang, uống 3 ngày.

- Táo bón: Hạt tía tô, hạt me, lượng bằng nhau, giã nhuyễn, để lắng rồi lấy nước nấu chín. Hoặc hạt tía tô 10g, hạt vừng 10g, giã nhuyễn, dùng nấu cháo.

- Tiểu tiện không thông: Uống nước cốt lá tía tô tươi hoặc sắc nước lá tía tô khô. Hoặc sao nóng lá tía tô tươi hoặc khô với muối hạt, xoa đắp vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Hoặc nấu nước lá tía tô, đổ vào chậu úp rổ, ngồi lên xông.

- Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để ấm, lọc bỏ bã cho uống.

- Chữa sưng vú: Tía tô 10g, sắc lấy nước uống, bã đắp vào vú.

- Thương hàn, ho suyễn: Lá tía tô 1 nắm nấu nước uống dần.

- Chữa khản tiếng do ngoại cảm, phong hàn: Tử tô, bán hạ đều 8g; kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì đều 12g; trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Viêm đường hô hấp: Hạt tía tô 6 - 12g, hạt cải củ 8 - 12g, hạt cải bẹ trắng 8 - 12g, sắc uống.

- Nấc liên tục: Hạt tía tô 30 - 40g, sao vàng, sắc nước uống liên tục. Hoặc hạt tía tô đã sao, tán nhỏ, hòa với nước rồi để lắng, lấy phần nước trong (bỏ bã), dùng nấu cháo ăn thường xuyên.

- Chữa trúng độc đau bụng do ăn cua cá: Dùng lá tía tô 10g, sinh khương (gừng tươi) 8g, cam thảo 4g. Cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, uống khi còn nóng; hoặc giã hay vắt lá tía tô tươi vắt lấy nước uống; có thể dùng lá tía tô (10g), sắc lấy nước uống....

- Chữa cảm mạo:

+ Xông: Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ. Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi - đậy vung kín và khi xông mở vung.

+ Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp  giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.

+ Uống nước tía tô: Có 2 cách. Tía tô tươi 15 - 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này dùng cho trẻ em người già yếu.

+ Ngâm chân: Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi để sôi lại, đổ ra chậu đậy bằng một cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội cho 2 chân vào ngâm rửa...

- Bài thuốc:

+ Hương tô tán: Chữa cảm mạo phong hàn, sốt, gai rét, đau đầu, tức ngực. Lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Gừng 2 lát, sắc nước uống. Có thể kết hợp "nồi xông".

+ Có thai bị cảm mạo: Tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống ấm. Tiếp đó cho ăn cháo nóng, có đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (có trứng gà đen càng tốt).

+ Cảm mạo: Lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường phèn. Bài này thích hợp khi bệnh nhân có nôn mửa, đau bụng.

Thuốc tham khảo: Vitamin PP 50mg

Dự phòng và điều trị các chứng thiếu Vitamin PP - Bệnh Pellagra biểu hiện:
- Viêm miệng, loét lưỡi.
- Da xù xì, viêm da, phát ban, trứng cá,eczema, tai biến ngoài  da khi điều trị bằng tia X,....

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]