Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 5)

Họa sĩ Lê Phong Linh khởi kiện để xác định mình là tác giả đối với nhân vật Trạng Tý chứ không phải đồng tác giả với Phan Thị Mỹ Hạnh

15.6023
Kỳ 5: Trạng Tý & Long Tinh - Phong cách - giống, chi tiết - không
 
(TT&VH Online) - Vụ tranh chấp bản quyền giữa hai nhân vật Trạng Tý trong bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt và Long Tinh (bộ truyện Long Thánh) đang chờ… tòa án phán quyết. Trước khi có quyết định cuối cùng của pháp luật, TT&VH đăng tải ý kiến một số họa sĩ hoạt động lâu năm, uy tín trong lĩnh vực đồ họa. Những họa sĩ này, bằng uy tín nghề nghiệp đã vô cùng khách quan thể hiện góc nhìn của riêng mình về hai nhân vật Trạng Tý và Long Tinh.
 
* Họa sĩ Lê Ký Thương: Theo tôi “hoàn toàn không giống nhau”.

Với thâm niên hoạt động mỹ thuật đồ họa hơn 30 năm, họa sỹ Thương cho biết: “Đã nói giống thì phải xét từng chi tiết ở mọi diễn hoạt của nhân vật Trạng Tý và Long Tinh trong từng tranh vẽ. Nhưng sau khi xem kỹ các hình vẽ hai nhân vật trong truyện tranh Thần đồng đất Việt và Long Thánh, tôi khẳng định: hoàn toàn không giống nhau. Nói cho chính xác là không có sự sao chép giữa nhân vật Long Tinh và Trạng Tý.
 
Tôi không nghĩ họa sĩ Lê Linh lại tự biến mình thành “thợ vẽ” một cách vụng về khi “photo” y nguyên nhân vật Trạng Tý rồi “đổi tên” thành Long Tinh. Làm nghề lâu năm, với tư cách của một người hoạt động sáng tạo, tôi tin tưởng vào nhãn quan của mình để chắc chắn: không có chi tiết nào giữa hai nhân vật giống nhau. Có giống nhau là giống phong cách của người tạo ra nhân vật nếu nhân vật Trạng Tý và Long Tinh thực sự có cùng “một người cha”. Theo tôi biết có nhiều danh họa vẽ nhiều phiên bản (version) khác nhau nhưng cùng một đề tài (subject), nhưng mỗi version đều có giá trị riêng của nó. Với những ai làm sáng tạo nghệ thuật thì đều hiểu rằng: phong cách là nét riêng, “tài sản” của mỗi người không vì bất cứ điều gì có thể “tước đoạt” được. Nhưng giống nhau về mặt phong cách lại rất khó phân định “trắng đen” theo luật pháp. Chẳng hạn như tôi vẽ được một bức tranh đem bán quyền sở hữu cho anh A. Sau đó vẽ một bức khác bán cho chị B có cùng phong cách như tranh đã bán cho anh A với đường nét, màu sắc, chi tiết khác nhau… Nếu vì vậy mà tôi bị kiện bởi anh A hay chị B, và nếu “xui” tôi bị thua kiện thì không riêng tôi, các họa sĩ dưới khắp gầm trời này chẳng ai dám vẽ tác phẩm thứ hai”.
 
* Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc: Sở hữu tác phẩm nhưng phong cách thì không!

Là người thiết kế mỹ thuật đồ họa cho khoảng 10 ngàn bìa sách, họa sỹ Ngọc bày tỏ: “Giữa hai nhân vật Trạng Tý và Long Tinh, căn cứ trên hai bản in, điều đầu tiên tôi thấy là tạo hình, tạo thế của hai nhân vật này khá giống nhau. Nhưng những cái giống nhau này không nói lên được điều gì to lớn để “tranh chấp”, vì rằng đi, đứng, nói, cười… trong nghệ thuật tạo hình phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Xét về mặt chi tiết khi “cân, đo” thì không thể bảo Long Tinh “xuất phát” từ Trạng Tý.

Theo những gì tôi biết, Trạng Tý có phần đóng góp của Lê Linh. Do vậy, nếu Long Tinh có “giống” Trạng Tý hay lấy “cảm hứng” từ Trạng Tý cũng không có gì ngạc nhiên. Có điều, giữa hai nhân vật truyện tranh này đang “dắt nhau” đi “đáo tụng đình” thì thật “tế nhị” khi tôi “được mời” nhận xét. Nhân vật Long Tinh có “bắt nguồn” từ Trạng Tý hay không chỉ có họa sĩ Lê Linh mới trả lời tường tận đúng theo lương tâm nghề nghiệp. Tôi chỉ có thể nói đại để như vậy…

Riêng tôi, trong thời buổi kinh tế thị trường, họa sĩ đi làm thuê cũng như bao nhiêu người khác. Có khác chăng là bản lĩnh, phong cách sáng tạo khi anh làm ra tác phẩm. Những chủ sở hữu có thể bỏ tiền mua tác phẩm nhưng không thể mua bản lĩnh, phong cách của họa sĩ. Nếu tòa án xử họa sĩ Lê Linh thua kiện vì vi phạm bản quyền với Công ty Phan Thị, thì điều đó chứng minh họa sĩ này vẽ có phong cách đến độ… bị thua thiệt. Mà trong nghệ thuật không có phong cách thì vứt đi. Tuy nhiên, chuyện này không dừng lại ở việc minh định người này “sao chép”, “bắt chước” người kia hay “sao chép” chính mình…, lớn hơn thế là những ứng xử trong đời sống để nghệ thuật và kinh doanh có thể cùng đi trên con đường dài”.
 
* NGƯT-họa sĩ Uyên Huy: Thoạt nhìn thì có “họ hàng”, nhưng…

Là Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, Trưởng Khoa Đồ họa, ĐH Mỹ thuật TP.HCM, họa sỹ Huy cho rằng: “Đầu tiên phải làm rõ khái niệm giống nhau là như thế nào, có phải “như hai giọt nước” hay “anh em sinh đôi”? Thoạt nhìn hai nhân vật Trạng Tý và Long Tinh thấy giống nhau nhưng xét kỹ từng chi tiết một thì không giống. (Họa sĩ Uyên Huy vừa nói vừa dùng bút đỏ kẻ ô lên hai nhân vật để đo kích thước, chia tỷ lệ: đầu, thân, mình, chân… - PV).

Theo những gì đo đếm được, họa sĩ Uyên Huy cho so sánh: Về miệng: Trạng Tý hình tam giác, Long Tinh hình tròn; tay: Trạng Tý thon đều, Long Tinh to ra phần cổ tay; má: Trạng Tý phình ra, Long Tinh thụt vô trong; mắt: Trạng Tý nhọn hình chiếc lá, Long Tinh tròn hình quả trứng… Khi đứng, nhìn từ phía sau lưng, hai gót chân Trạng Tý chụm vào, còn Long Tinh hai gót chân hở ra, chưa kể tóc Trạng Tý có 3 chỏm, Long Tinh chỉ 1 chỏm… Xét về mặt diễn hoạt, nhân vật Trạng Tý có vẻ “dữ” hơn nhân vật Long Tinh…

Từ những chi tiết đo đếm được, tôi thấy tỷ lệ đầu, thân, mình và chân của Trạng Tý và Long Tinh không trùng nhau. Chưa kể đến trang phục của hai nhân vật này cũng khác nhau… Do vậy có thể kết luận: hai nhân vật này giống như “hai giọt nước” là điều không thể xảy ra. Còn Trạng Tý và Long Tinh có bà con, họ hàng với nhau hay không thì việc đó hãy để “những người trong cuộc” trả lời. Nhưng nếu, họa sĩ Lê Linh góp phần làm “bà mụ” nhào nặn ra Trạng Tý thì cũng không có nghĩa anh lại “đẻ” ra Long Tinh giống Trạng Tý như “anh em song sinh”. Trong sáng tạo nghệ thuật có những trường hợp giống nhau do ngẫu nhiên. Riêng vụ kiện về hai nhân vật truyện tranh này, tuyệt đối không có sự ngẫu nhiên vì giữa “nguyên đơn” và “bị đơn” vốn là đối tác, người quen cả. Do vậy, không dễ gì “cha đẻ” của Long Tinh lại vẽ giống nhân vật Trạng Tý để bị… thua kiện. Tuy nhiên, phong cách vẫn là điều khó thay đổi nhất của một họa sĩ lành nghề”.
 
Hoàng Nhân
  • Kỳ 3 của loạt bài Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ, TT&VH giới thiệu đến bạn đọc phần phỏng vấn tiếp theo đối với TS Nguyễn Vân Nam…

  • Một vụ kiện bản quyền ở Việt Nam, lần đầu tiên ở Việt Nam thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời là kê biên 10 ngàn ấn phẩm trong một vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.

  • Trong tháng 5 vừa qua, dư luận xôn xao khi Công ty Lê Linh bị kê biên 10 ngàn truyện tranh của bộ truyện tranh Long Thánh do Công ty Phan Thị khởi kiện...

Ý kiến độc giả (0)
Xem thêm
Gửi ý kiến
Chọn avatar
Họ tên*
Email*
Tin khác
  • Người "hốt bạc" từ dân đồng tính   (09/07/2008 03:34)

  • Không gian đẹp “đột nhập” nhà Huỳnh Phúc Điền  (09/07/2008 03:14)

  • Brad Pitt và con trai Pax đã tới thăm Angelina Jolie   (09/07/2008 03:03)

  • Will Smith “Vua” phim dịp Quốc khánh Mỹ   (09/07/2008 03:03)

  • Tôi sẽ nhớ mãi những bước nhảy của anh ấy  (09/07/2008 03:01)

Đọc nhiều nhất
Video

Truy cập nhanh
Bình luận mới nhất
  • Trong bài:
  • Trong bài:
  • Trong bài:
  • Trong bài:
  • Trong bài:

Tin Audio TTXVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]