Trẻ bị cảm cúm, ngạt mũi có nên nhỏ nước ép tỏi?

Gần đây, trên các diễn đàn, trang mạng xã hội xôn xao chuyện dùng nước ép tỏi nhỏ mũi cho trẻ sẽ giúp trẻ bớt sụt sịt, nhanh khỏi cúm.

15.6032

Rất nhiều bà mẹ đã tin theo và áp dụng cho con mà không ý thức được cách làm này là nguy hiểm và phản khoa học.

Thực hư tác dụng chữa nghẹt mũi, sổ mũi, cảm cúm của nước ép tỏi

Hiện nay, có rất nhiều người đang áp dụng theo kinh nghiệm dân gian để trị cảm cúm, ngạt mũi, sổ mũi cho trẻ mà không lường trước được sự nguy hiểm của nó. 

Mẹ bé Kitty chia sẻ trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ nuôi con nhỏ: “Thời tiết đột nhiên thay đổi, khiến cho bé nhà mình bị cảm lạnh, chảy nước mũi. Thấy vậy, mẹ chồng mình vội vàng lấy tỏi sống giã nát lấy nước rồi nhỏ vào mũi con.

Mình không hài lòng với cách trị bệnh kiểu dân gian này của mẹ chồng, nhưng không dám nói vì chưa biết làm thế có đúng hay không sợ nói ra lại bị mẹ chồng ghét. Xin mọi người tư vấn giúp mình với”.

Ảnh minh họa

Theo ý kiến của BS Đỗ Anh, Khoa Nhi, BV Bạch Mai, Hà Nội: Tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm nên có tác dụng phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tỏi cũng được sử dụng trong điều trị khàn tiếng, long đàm và ho.

Còn theo kinh nghiệm dân gian của người Việt Nam, tỏi có thế vắt lấy nước nhỏ mũi hoặc pha với nước ấm để xông mũi khi bị cảm và viêm xoang. Tuy nhiên, cách làm này lại không có căn cứ khoa học nào để kiếm chứng. Do đó, dùng nước ép tỏi để nhỏ mũi cho trẻ có thể gây ra những tác hại không mong muốn.  

Nước tỏi có thể gây bỏng niêm mạc mũi

Nhiều bậc phu huynh khi thấy con bị cảm cúm, ngạt mũi, sổ mũi liền làm theo kinh nghiệm dân gian, dùng tỏi vắt lấy nước ép và nhỏ vào mũi cho trẻ. Tuy nhiên, các bác sỹ chuyên khoa nhi lại không đồng tình với cách làm này và cho rằng điều này có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Tỏi là thực phẩm chứa nhiều sunfua, nhiều axit amin, các muối khoáng nhưgermani, selen, kẽm và vitamin A, B, C. Nói về giá trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh, tỏi thuộc top đầu. Tuy nhiên, việc dùng tỏi, nhất là với trẻ nhỏ cần phải cẩn trọng bởi tỏi có tính nóng, cay, có thể gây kích ứng cho trẻ. 

Đặc biệt, việc nhỏ trực tiếp nhỏ nước tỏi vào mũi có thể khiến niêm mạc mũi của trẻ bị phồng rộp. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây hoại tử da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu do nơi hoại tử bị viêm nhiễm. Hơn nữa, việc điều trị bỏng niêm mạc mũi cũng rất khó khăn và lâu dài. 

Ảnh minh họa

Nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ còn làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm mũi, viêm xoang. Vì nước tỏi cay, nóng sẽ ảnh hưởng tới màng mũi của trẻ (vốn đã mỏng và nhạy cảm). Vì vậy, tuyệt đối không nên dùng nước tỏi nhỏ vào mũi trẻ, nhất là nước tỏi đậm đặc.

Các bác sỹ khuyến cáo, khi trẻ bị cảm cúm, ngạt mũi, bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ.

Tuy vậy, bố mẹ không nên lạm dụng nước muối sinh lý. Vì nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên sẽ làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi, khiến bệnh tình của trẻ nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, khi bị bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ bị khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm xoang, viêm phổi. 

 Do đó, mỗi ngày bố mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý khoảng 4- 5 lần. Trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nên ngâm ấm nước muối ấm rồi nhỏ vào mỗi bên mũi của trẻ tùy vào độ tuổi.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phòng ngừa bệnh cảm cúm cho trẻ bằng cách đưa trẻ đi tiêm chủng, giữ ấm cho trẻ, hạn chế đưa trẻ ra môi trường bên ngoài, môi trường lạ, giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt, vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo TH - Sức khỏe Cộng đồng

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]