Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Ở khúc khởi đầu hệ tiêu hóa, người bệnh thường có cảm giác khó tiêu, đầy bụng, luôn có cảm giác như mình bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

0

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Theo Trang thông tin điện tử của Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh HCRKT là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Thomson W.D. (1990) đã định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là HCRKT (irritable bowel sydrome - IBS).

Hiện nay, nhờ các thăm dò hiện đại về hình thái và chức năng của ruột trên thực nghiệm và lâm sàng đã dần làm sáng tỏ cơ chế điều chỉnh ống tiêu hóa chủ yếu là sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột ( trục não-ruột) - hệ thống mạng lưới thần kinh (plexuces) hoạt động cùng với nhau để thực hiện nhịp nhàng chức năng bình thường của ruột.

(ảnh minh họa)

Nhiều triệu chứng, dễ tái phát

Bệnh được gọi là hội chứng vì có nhiều triệu chứng từ A đến Z của hệ tiêu hóa.

- Theo Phụ nữ Online, ở khúc khởi đầu hệ tiêu hóa, người bệnh thường có cảm giác khó tiêu, đầy bụng, luôn có cảm giác như mình bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

- Phần dưới, chủ yếu ở ruột già (các nhà chuyên môn gọi là đại tràng) co thắt, hoặc đại tràng bị kích thích, hoặc rối loạn chức năng đại tràng. Khi thì “khổ chủ” phải chạy như bay vào toilet, khi phải gắng sức mặt đỏ tía tai mà không kết quả. “Trút bầu tâm sự” xong nhưng luôn có cảm giác muốn tiếp tục... trút nữa.

Bác sĩ thường căn cứ vào các triệu chứng lặp đi lặp lại và các chẩn đoán xét nghiệm loại trừ để tìm ra bệnh như: đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài nhiều tuần nhưng không liên tục, kèm theo một số thay đổi do bệnh nhân tự nhận diện bằng cách tham khảo chất thải.

Cụ thể: thấy giảm triệu chứng sau khi đi đại tiện, hình thức “sản phẩm” cùng số lần đi cũng thay đổi, BS thường sẽ hỏi số lần để chẩn đoán, nếu trên ba lần một ngày hoặc dưới ba lần/ tuần là có khả năng mắc bệnh HCRKT.

Bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, vì thế nếu thức ăn không thích hợp, các triệu chứng hiện diện ngay, nhưng nếu ăn uống đúng cách, kiêng khem hợp lý thì bệnh “tạm thời lánh mặt”. Phụ nữ do nhạy cảm, dễ lo lắng căng thẳng nên dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn nam giới.

Bệnh cũng được phân làm nhiều mức độ. Mức độ nặng được xác định khi bệnh nhân chán ăn, sụt cân, thiếu máu, sốt, tăng BC, tốc độ máu lắng tăng, tiêu ra nhầy, máu.

BS Dương Phước Hưng - Đại học Y Dược TP.HCM nhận xét: “Bản chất của HCRKT là thường xuyên tái phát, vì có rất nhiều yếu tố kích thích làm cho triệu chứng xảy ra.

Có thể thời điểm này là do nguyên nhân này gây ra, lúc khác lại do tác nhân khác. Bên cạnh các triệu chứng thuộc hệ tiêu hóa, còn có các yếu tố tâm lý (lo lắng, sợ bệnh hiểm nghèo...), đau đầu, mất ngủ.

Thế giới ví căn bệnh hội chứng ruột kích thích (HCRKT - IBS) như một tảng băng ngầm, vì tỷ lệ phát hiện bệnh chỉ 15%, phần còn lại do không đi khám hoặc lầm lẫn với bệnh khác”.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]