Viêm thanh quản mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng

Viêm thanh quản là tình trạng viêm phù nề, xung huyết hoặc thoái hóa niêm mạc của thanh quản, nhất là dây thanh.

15.5967

Các loại viêm thanh quản

Theo Sức khỏe & đời sống:

1. Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết thường là hậu quả của viêm thanh quản cấp tính tái diễn nhiều lần và sau mỗi một đợt viêm cấp tính làm khàn tiếng tăng lên.

2. Viêm thanh quản quá phát còn được gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.

3. Viêm thanh quản nghề nghiệp thường gặp ở những người sống bằng nghề phải nói nhiều: ca sĩ, giáo viên... thanh quản dễ bị viêm do phải làm việc quá độ hoặc nói gào suốt ngày, trong giai đoạn đầu bệnh nhân nói không to được, bệnh nhân ráng sức thì sẽ lạc gịọng chứ không to hơn được.

4. Bạch sản thanh quản hay papilome.

5. Viêm thanh quản teo thường xuất hiện sau một số bệnh ở mũi và xoang nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trĩ mũi (ozen).

Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn

1. Viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản mạn tính có thể gây căng dây thanh âm và tổn thương hoặc tăng trưởng trên các dây thanh âm (khối u hay bướu). Những vết thương có thể được gây ra bởi:

- Hít phải chất kích thích, chẳng hạn như khí thải hóa chất, chất gây dị ứng hoặc hút thuốc.

- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

- Viêm xoang mạn tính.

- Uống quá nhiều rượu.

- Thói quen lạm dụng giọng nói (chẳng hạn như với các ca sĩ hoặc người dẫn chương trình).

- Hút thuốc lá.

2. Viêm thanh quản mạn tính ít phổ biến bao gồm:

- Nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm.

- Nhiễm một số ký sinh trùng.

3. Nguyên nhân khác gây khàn tiếng mạn tính bao gồm:

- Ung thư.

- Liệt dây thanh âm, có thể là hậu quả của chấn thương, đột quỵ, khối u phổi hoặc các bệnh khác.

- Dây thanh âm ở tuổi già.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm thanh quản

- Viêm thanh quản mạn tính thường gặp ở những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu, hoặc bị trào ngược dạ dày thực quả.

- Những người dùng giọng nói quá sức (nói to, nói nhiều).

- Những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hít phải hóa chất hay bị nhiễm cúm cũng khiến cho dây thanh bị viêm nhiễm.

- Một yếu tố thuận lợi nữa là nhiệt độ thay đổi đặc biệt là lúc giao mùa...

Triệu chứng bệnh viêm thanh quản mạn

1. Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết:

Dân trí cho biết, viêm thanh quản xuất tiết cấp tính thường gặp vào mùa lạnh, nguyên nhân chủ yếu là do virus. Bệnh có thể biến chuyển từ mũi xuống thanh quản, nam giới bị nhiều hơn nữ giới vì có điều kiện phát sinh như: hút thuốc, uống rượu, làm việc nơi nhiều bụi, gió lạnh.

Triệu chứng cơ năng: tiếng nói không vang, bệnh nhân phải cố gắng mới nói to được và chóng mệt về sau tiếng nói rè và khàn, bệnh nhân luôn phải đằng hắng buổi sáng do tiết nhầy ở thanh quản nhiều, ngoài ra bệnh nhân hay có cảm giác ngứa, cay, khô rát trong thanh quản.

Triệu chứng thực thể:

-   Tiết nhầy hay đọng ở điểm cố định ở 1/3 trước và 2/3 sau lúc bệnh nhân ho thì dịch nhầy đó sẽ rụng đi và tiếng nói được phục hồi trong trở lại.

-   Dây thanh cũng bị xung huyết ở mức độ nặng, hai dây thanh bị quá sản tròn như sợi dây thừng, niêm mạc mất bóng.

-   Các cơ căng hoặc cơ khép bị bán liệt.Tiến triển: bệnh kéo dài rất lâu, lúc tăng, lúc giảm nhưng không nguy hiểm.

3. Viêm thanh quản quá phát

Viêm thanh quản quá phát mà người ta gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.

Triệu chứng cơ năng: giống như viêm thanh quản mạn tính xuất tiết thông thường: khàn tiếng, đằng hắng, rát họng khi nói nhiều.Triệu chứng thực thể khi soi thanh quản thấy bệnh tích.

-   Viêm thanh đai dày tỏa lan: thể này hay gặp loại thanh đai bị quá phát toàn bộ biến dạng tròn giống như sợi dây thừng màu đỏ.

-   Viêm thanh quản dày từng khoảng: trên dây thanh có những nốt sần đỏ, bờ dây thanh biến thành đường ngoằn ngoèo.

4. Viêm thanh quản nghề nghiệp

Những người sống bằng nghề phải nói nhiều: ca sĩ, dạy học... thường bị viêm thanh quản nghề nghiệp do làm việc quá độ hoặc nói gào suốt ngày, trong giai đoạn đầu bệnh nhân nói không to được, bệnh nhân ráng sức thì sẽ lạc gịọng chứ không to hơn được. Soi thấy thanh quản xung huyết, về sau bệnh diễn biến theo một trong hai thể sau:

-   Viêm thanh quản mạn tính quá phát.

-   Viêm thanh quản hạt: u xơ nhỏ mọc ở bờ tự do của dây thanh (hạt xơ dây thanh).

5. Bạch sản thanh quản hay papillome

Triệu chứng:

-   Bệnh tích chủ yếu là sự quá sản của các gai nhú được lớp niêm mạc sừng hoá che phủ.

-   Soi thanh quản thấy dây thanh một bên hoặc cả 2 bên có phủ lớp trắng như vôi hoặc lớp gai lổn nhổn ngắn và trắng. Bệnh này có khả năng ung thư hoá cao.

Điều trị: nên coi là một bệnh tiền ung thư và xử trí bằng phẫu thuật mở thanh quản và cắt dây thanh.

6. Viêm thanh quản teo

Viêm thanh quản teo thường xuất hiện sau một số bệnh ở mũi và xoang nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trĩ mũi (ozen).

Triệu chứng:

-   Bệnh nhân có cảm giác khô rát họng, tiếng nói khàn tăng vào buổi sáng thỉnh thoảng có ho cơn khạc ra vẩy vàng, xanh, hơi thở có mùi hôi, niêm mạc thanh quản đỏ, khô có nếp nhăn, tiết nhầy và vảy khô đọng ở mép liên phễu, dây thanh thường di động kém.

-   Bệnh diễn biến từng đợt ở phụ nữ sẽ giảm nhẹ trong thời kỳ thai nghén.

Điều trị: phun dung dịch Beratnatri 10%. Chữa ozen mũi nếu có.

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

Trà Mi

Nên đọc
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]