Viêm xoang hàm: Nguyên nhân, triệu chứng

Viêm xoang hàm là tình trạng viêm niêm mạc xoang, không có tổn thương xương. Các bệnh răng dễ gây viêm xoang hàm.

0

Viêm xoang hàm là gì?

Theo Vnexpress, viêm xoang hàm là tình trạng viêm niêm mạc xoang, không có tổn thương xương. Bệnh thường gặp ở người lớn do nhiễm khuẩn quanh cuống răng, nang chân răng làm mủ vỡ vào xoang, biến chứng của răng nanh hoặc răng khôn mọc ngầm, tai biến do nhổ răng...

Bệnh có thể biểu hiện dưới 3 thể.

Viêm mủ xoang hàm do răng: Bệnh cảnh giống viêm xoang cấp như đau mặt âm ỉ, sốt, người bệnh ngửi thấy mùi thối, chảy mủ từ lỗ mũi bên xoang bị bệnh. Niêm mạc xoang sẽ bị viêm và một thời gian sau xoang hàm có thể bị viêm mạn tính.

Viêm xoang hàm cấp: Nguyên nhân thường do viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Bệnh nhân thường sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đặc biệt là cơn đau, đau từng cơn lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối.

Viêm xoang hàm mạn: Thường do những nguyên nhân như viêm mũi xoang, viêm xoang cấp mạn tính hóa, ổ nhiễm khuẩn răng không được điều trị tốt, viêm xoang trán hay xoang sàng mạn lan xuống... Người bệnh đôi khi mệt mỏi, nhức đầu, chảy mủ màu vàng xanh bên bị bệnh, chảy nhiều vào buổi sáng sớm, ngửi thối làm cho người bệnh buồn nôn, đau ít hơn viêm xoang cấp, thường tắc mũi bên xoang bệnh. Có thể viêm thanh quản, viêm họng, tiêu chảy... do nuốt phải mủ và các biến chứng khác như viêm xoang sàng, xoang trán, áp-xe hố mắt, viêm thị thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch xoang, đau răng.

Nguyên nhân viêm xoang hàm

Phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi..., do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn.

Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Điểm lại về mặt giải phẫu, ta sẽ thấy trong hệ thống xoang thì xoang hàm liên quan mật thiết với xương hàm trên và răng hàm trên. Răng hàm trên số 3, 4, 5 có chân chui sâu tới mặt dưới của xoang hàm. Một số trường hợp, mặt dưới xoang hàm bị chân răng phá hủy và chân răng nằm sâu vào trong xoang.

Những bệnh lý của viêm răng như viêm chân răng, viêm quanh cuống, viêm tủy răng, rò chân răng… hoặc khi can thiệp bệnh lý răng hàm trên làm răng tụt vào trong xoang gây dị vật xoang hàm, vỡ mặt dưới xoang hàm do nhổ răng…

Triệu chứng viêm xoang hàm

Sức khỏe & đời sống cho biết, cũng giống như các viêm nhiễm khác, viêm xoang hàm do răng làm bệnh nhân sốt cao 39-40 độ C, đau nhức vùng đầu mặt. Đặc điểm của viêm xoang hàm do răng cũng khá đặc thù với biểu hiện bệnh khu trú hoàn toàn một bên hốc mũi. Ngạt tắc mũi một bên, chảy nước mũi vàng xanh một bên đôi khi lẫn máu kèm theo hốc mũi viêm có mùi rất thối mà chỉ có bệnh nhân mới ngửi thấy được.

Khám mũi, thấy hốc mũi bên đối diện thông thoáng, niêm mạc hoàn toàn bình thường. Ngược lại niêm mạc của hốc mũi bên bệnh phù nề, xung huyết đỏ, đôi khi lẫn máu, khe giữa nhiều dịch xuất tiết vàng xanh lẫn chất hoại tử thối.

Vòm mũi họng cũng có dịch mủ ứ đọng. Rãnh lợi môi nề đỏ, đôi khi xuất hiện lỗ rò có mủ chảy ra hoặc sưng tấy ngay rãnh mũi má. Răng tương ứng sát đáy xoang hàm đau, lung lay hoặc là răng giả (đã mất răng).

Chẩn đoán bệnh viêm xoang hàm

Bệnh viêm xoang hàm do răng thường phải phân biệt với ung thư sàng hàm. Việc phân biệt chủ yếu dựa vào sinh thiết tổ chức tại hốc mũi hoặc trong lòng xoang đánh giá tế bào dưới kính hiển vi điện tử.

Chụp phim xoang hàm thấy xoang hàm bên bệnh mờ hơn so với bên lành, không có hình ảnh phá hủy xương (trong ung thư thành xoang bị đẩy dồn, giãn rộng và phá hủy). Bên cạnh đó, chụp phim toàn cảnh về răng (panorama) nhằm xác định răng gây bệnh để kết hợp điều trị.

Trong trường hợp răng lạc chỗ, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào hình ảnh trên phim chụp xoang thấy khối xương hình dáng giống răng trong lòng xoang. Triệu chứng về xoang lại không biểu hiện, chủ yếu là dấu hiệu đau khi vị trí răng lạc chỗ nằm ở đường dẫn lưu của xoang.

Một số bệnh nhân lại hoàn toàn tình cờ phát hiện ra răng mình không nằm đúng chỗ khi đi khám những bệnh khác. Khi khám răng thường bệnh nhân thiếu mất răng nanh.

Tham khảo thuốc:

Actoramin

- Giảm đau trong các trường hợp: đau dây thần kinh, đau khớp (đau lưng, đau vai,...), mỏi mắt, viêm miệng và viêm lưỡi.

- Cung cấp vitamin nhóm B, E, C và trong các trường hợp sau: suy dinh dưỡng, giảm sút sức khỏe, mệt mỏi trong hoặc sau thời kỳ bệnh; phụ nữ mang thai, cho con bú; trẻ đang lớn và người già yếu.

Trà Mi

Nên đọc


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]