10 cách dỗ bé nín khóc hiệu quả

0

Các bố mẹ trẻ thường cảm thấy rất lúng túng khi thấy trẻ khóc mãi không chịu nín, trong những trường hợp đó bạn hãy thử dỗ trẻ bằng những cách dưới đây xem sao.

Tin liên quan:

Quấn bé lại

Với bạn, việc bị quấn lại giống như một hình thức trói buộc. Tuy nhiên, với một đứa bé đang khóc và tức giận thì việc được quấn lại giống như được trở lại nơi bụng mẹ chật hẹp nhưng quen thuộc và thoải mái. Một trong những câu mà các bậc phụ huynh thường hay hỏi nhất khi phải quấn trẻ là: “nên quấn chặt như thế nào?”. Câu trả lời sẽ là: vừa đủ chặt để bé không thể ngọ nguậy tay chân tự do và quơ đạp.

Thay đổi tư thế

Nếu bạn đã ẵm ngửa bé trên tay mà vẫn không ăn thua thì hãy tìm một tư thế khác cho trẻ. Hãy ẵm bé nằm sấp xuống với hai tay bặn đặt ngay bụng bé còn khuỷu tay thì đỡ lấy mặt bé. Tư thế này có thể giúp bé dễ chịu hơn vì khi nằm sắp, bụng bị ép lại, giải phóng những khi dư thừa trong người bé.

Sử dụng tiếng ồn “trắng”

Bạn hãy cố gắng tạo ra những âm thanh gần giống với những thứ tiếng mà bé thường nghe khi còn trong bụng mẹ. Bạn có thể bật quạt lên, đẩy nôi của bé lại gần máy rửa chén, bật máy hút bụi, bật radio để tạo nên những âm thanh ổn định, tần suất yếu. Những âm thanh này giúp trẻ dễ ngủ hơn, đồng thời giúp xua tan những loại tiếng ồn khác có thể đánh thức và quấy rầy bé.

Cho trẻ ngậm núm vú

Trẻ con có bản năng bú mạnh mẽ cho nên một cái núm vú có thể làm dịu con bạn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy việc ngậm núm vú giúp ngăn ngừa những triệu chứng chết bất tử (SISD) ở trẻ.

Tạo âm thanh Shhh!

Việc bạn sùy sùy vào tai một đứa trẻ đang giận dữ có thể làm bé dịu lại. Mắc dù bạn cảm thấy nên sùy con thật nhẹ nhàng nhưng các chuyên gia lại cho rằng bạn phải sùy thật lớn vào tai trẻ. Như vậy bé mới có thể nghe thấy tiếng của bạn bên cạnh tiếng khóc của mình.

Cho bé di chuyển

Khi còn trong bụng mẹ, các bé đã quen với việc chuyển động liên tục. Việc bắt chước trạng thái trong bụng mẹ bằng cách cho con di chuyển lien tục sẽ giúp bé dễ ngủ hơn. Hãy đặt con lên xe đẩy, một cái ghế bập bênh… sẽ giúp bé mau chóng dịu lại và có thể ngủ thiếp đi. Bạn cũng có thể đặt con lên xe và chở bé đi vòng vòng nhưng cần chú ý an toàn cho trẻ và không lái khi bạn đã quá mệt.

Massage cho bé

Khi thực hiện massage cho bé, bạn cần điều chỉnh lực của mình nhẹ lại. Rất nhiều đứa trẻ thích việc da của cha mẹ tiếp xúc với da của bé. Vài nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được massage sẽ ít khóc hơn hẳn và ngủ cũng tốt hơn. Hãy cởi đồ của bé ra, dùng tay miết chậm, vững vàng dọc chân, tay, lưng, ngực và mặt bé. Việc massage cho bé cũng có thể khiến bạn bình tĩnh hơn đấy.

Hãy địu con

Trong nhiều nền văn hóa, những đứa trẻ thường xuyên được đeo trên lưng hoặc trước ngực mẹ. Khi con bạn khóc, hãy mang con trên lưng hoặc trước ngực để bé được rúc vào lòng mẹ và nếu may mắn, bé sẽ thiếp ngủ cùng với nhịp chuyển động của bạn. Việc địu con thế này cũng cho phép đôi tay rã rời của bạn được nghỉ ngơi đôi chút và bạn có thể tranh thủ ăn chút gì đó khi tay còn rảnh rang.

Vuốt cho bé ợ

Khi khóc, bé có thể đã nuốt rất nhiều không khí xuống dạ dày. Những chất khí này có thể khiến bé thêm cáu kỉnh và không thoải mái. Bạn hãy cố gắng giúp bé ợ ra bằng cách đặt những ngón tay cái nhẹ nhàng trên lưng bé. Tư thế cổ điển, đầu bé nằm trên vai bạn khá tốt nhưng có thể khiến bé ói ra lưng của bạn. Một phương pháp khác bạn có thể thử là để bé nằm sấp xuống trong lòng bạn hoặc ngồi với một tay của bạn đỡ lấy cổ và ngực bé.

Hãy nghỉ ngơi

Chăm sóc một đứa bé cứ quấy phá từ đêm này sang đêm khác thật sự rất vất vả. Điều đó thật bình thường nếu bạn thấy mình bị quá tải, bực dọc và muốn thư giãn. Nếu bạn áp dụng mọi cách mà vẫn không ăn thua, hãy nghỉ ngơi. Bạn hãy trao bé cho chồng (hoặc vợ) hoặc bất cứ người thân nào đó. Trong trường hợp không có ai giúp đỡ, bạn hãy nhớ là mọi việc sẽ không sao cả nếu bạn để con khóc trong cĩ một lúc trong khi bạn lấy lại sức lực.

Hãy đến gặp bác sĩ

Nếu bạn lo lắng khi thấy con khóc quá nhiều, hãy mang bé đến gặp bác sĩ. Bác sĩ nhi khoa sẽ cho bạn biết những chỉ dẫn về thuốc hoặc cách xử lý. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng, vài trẻ có xu hướng thích khóc hơn những đứa bé khác. Do đó, nếu lần sau con bạn lại kêu gào thì hãy nhớ hai điều: đó không phải là lỗi của bạn và việc này sẽ không kéo dài mãi mãi.

Theo Khoemoingay

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]