5 lý do “đáng ghét” của Splinter Cell: Conviction

15.6009
Trong danh sách những tựa game đáng chú ý nhất của Microsoft trong năm 2010, chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi của Splinter Cell: Conviction. Tuy nhiên, không phải tất cả những lời nhận xét về tác phẩm mới nhất trong dòng game Splinter Cell này đều khả quan. Những game thủ đã gắn bó lâu năm với các phiên bản Splinter Cell trước đó lại không thích những chi tiết đổi mới trong phiên bản này.

  
Mới đây, trang web AttackOfTheFanBoy đã liệt kê ra 5 lý do để khiến một fan trung thành của Splinter Cell phải thất vọng về Conviction. Nếu đánh giá dựa trên quan điểm của những người thích phong cách “khắc nghiệt” của Splinter Cell trong quá khứ, phiên bản Conviction thật sự rất đáng để thất vọng.

Độ khó giảm dần cùng sự hấp dẫn

Sau khi chơi bản demo của tựa game này, những “cựu binh” của dòng game Splinter Cell có thể nhận thấy rõ ràng là Ubisoft đang muốn tiếp cận tới một nhóm đối tượng khách hàng rộng lớn hơn. Chính vì thế, họ đã thay đổi rất nhiều những chi tiết vốn có của Splinter Cell để phiên bản dễ chơi hơn nhiều.


Tuy nhiên, đáng tiếc rằng chính độ khó “khắc nghiệt” của dòng game này trong quá khứ lại chính là những chi tiết đã đem tới thành công cho Splinter Cell. Giờ đây, người chơi không còn phải quan tâm quá nhiều tới những yếu tố như ánh sáng hoặc tiếng động để che giấu sự tồn tại của mình như trước nữa.

Thay vào đó, hệ thống Mark and Execute đã biến Splinter Cell: Conviction trở thành một tựa game hành động có sử dụng một chút yếu tố stealth (rình rập lén lút). Phong cách mới này sẽ khiến Splinter Cell: Conviction dễ chiều lòng các fan của thể loại hành động hơn. Tuy nhiên, đối với những người hâm mộ lâu năm của Splinter Cell, nó giống như một sự biến chất không hề đáng khen.


Sam Fisher không còn "tráng kiện" như ngày nào

Sự ra đời của Splinter Cell: Conviction cũng đồng nghĩa với việc hình tượng của “cỗ máy sát thủ” Sam Fisher sụp đổ trong mắt của người hâm mộ. Nhân vật chính mà người chơi sẽ được điều khiển trong phiên bản này có lối hành động phóng túng hơn nhiều so với những gì game thủ được biết về điệp viên Sam Fisher.

Những pha ám sát không còn đỏi hỏi người chơi phải thận trọng như trước nữa. Mỗi khi nghĩ đến sự thay đổi này, một số game thủ chỉ có thể an ủi bản thân bằng suy nghĩ rằng dù sao thì Sam cũng đã hơn 50 tuổi.


Những yếu tố quen thuộc đều đã “qua đời”

Có thể nói, hầu hết những chi tiết khiến dòng game Splinter Cell tỏa sáng trong thời hoàng kim của thế loại hành động lén lút đã xa rời các game thủ trong phiên bản mới này. Giờ đây, người chơi không cần phải lặng lẽ giấu xác những nạn nhân của Sam Fisher vào một chiếc tủ và lo sợ chuông báo động reo vào bất cứ lúc nào nữa.

Thay vào đó, bạn sẽ được vào vai phiên bản “thú dữ săn mồi” của Sam Fisher. Thậm chí, ngay cả việc bị đối thủ phát hiện cũng được biến thể thành một chi tiết trong hệ thống gameplay. Splinter Cell: Conviction không có được những yếu tố tinh tế của việc ẩn mình tuyệt đối. Người chơi cũng chẳng cần khổ sở vắt óc suy nghĩ để giải quyết một tình huống như trước nữa.


Không có chế độ chơi mạng Spies vs Mercs

Cơ chế gameplay kiểu mới trong phiên bản Splinter Cell: Conviction khiến cho mục chơi nổi tiếng về sự phong phú và năng động của dòng game này cũng không thể trở lại. Đây là một trong những chi tiết khiến những người hâm mộ lâu năm của Splinter Cell cảm thấy thực sự hụt hẫng. Dường như trò chơi ưa thích của họ ngày nào đã trở thành một cái tên vô cùng lạ lẫm.

Đồ họa không quá nổi trội

Splinter Cell: Conviction rõ ràng là một bước tiến lớn về đồ họa so với những phiên bản trước đó của dòng game này. Tuy nhiên, khi đem nó ra so sánh với rất nhiều tựa game đang nổi của năm 2010 như hay Mass Effect 2 hoặc thậm chí là Halo: Reach, Splinter Cell: Conviction vẫn “lép vế” rất nhiều về mảng đồ họa.

 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]