6 sai lầm bố mẹ hay mắc phải khi nuôi dạy con trai

Những sai lầm nào các ông bố bà mẹ hay mắc phải trong cách nuôi dậy con trai?

31.2034

Luôn yêu cầu con trai phải tỏ ra cứng cỏi và mạnh mẽ

Các ông bố bà mẹ luôn sẵn sàng dang tay ôm lấy đứa con gái bé bỏng khi bé chực rơi nước mắt, nhưng cậu con trai thì thường bị nhắc nhở là: “Con trai ai lại khóc”. Hãy còn rất non nớt, các bé trai đã phải cố gồng mình để tỏ ra cứng cỏi và mạnh mẽ cho bố mẹ hài lòng.

Song thực ra, không tốt chút nào khi các cậu bé cứ phải giấu nhẹm cảm xúc của mình mỗi khi gặp chuyện buồn. Do vậy, bố mẹ hãy dạy con trai những từ có liên quan đến cảm nhận của con người như: buồn, thất vọng, xấu hổ, tự hào, sợ hãi, bối rối, yêu, khát khao, dũng cảm, bất an... Bạn cũng nên cùng con thực hành sử dụng những tữ này để nhận xét về các nhân vật trong các cuốn sách hoặc các bộ phim hay để miêu tả cảm xúc của chính mình.

Nhờ đó, các bé trai sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc chia sẻ cảm xúc với bố mẹ. 

Cho rằng bé trai không bao giờ là nạn nhân của những vụ xâm hại tình dục


Bố mẹ thường lo lắng cho an toàn của các bé gái mà quên mất, bé trai cũng có thể là nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục. Theo ông Christopher Anderson – giám đốc điều hành của tổ chức MaleSurvivor, cứ 6 bé trai lại có 1 bé bị xâm hại tình dục. 

Nên dạy bé trai nhận biết các bộ phận trên cơ thể và những giới hạn trong việc đụng chạm thể xác. Bạn cũng nên dạy con cách nói “không” với bất kì sự tiếp xúc không mong muốn nào. Hãy để con trai tin tưởng là có thể tâm sự với bố mẹ bất kì lúc nào và con sẽ không gặp rắc rối khi nói ra sự thật.

Bắt bé trai phải chơi tốt các môn thể thao


Thể thao là một liều thuốc tuyệt vời cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng “dùng” được. Nên khuyến khích bé trai chơi một môn thể thao đồng đội nào đó nhưng không nên ép bé  phải chơi thật xuất sắc. Cha mẹ nào cũng tự hào khi con giành được bàn thắng trong một trận bóng đá nhưng cũng nên tự hào như vậy khi thấy con siêng năng làm việc và hoàn thành mục tiêu.

Trên thực tế, có nhiều cách khác nhau để giúp trẻ khỏe mạnh và năng động hàng mà không nhất thiết phải chơi thể thao chẳng hạn như giúp cha mẹ làm vườn, trồng cây, hoa…

Không hài lòng khi trẻ tỏ vẻ sợ hãi

Không cứ bé gái, bé trai cũng biết sợ hãi. Thay vì bảo con là “Không có gì phải sợ cả” thì hãy hỏi con: “Điều gì đã khiến con sợ như vậy?”. Hãy giải thích cho con hiểu rằng người dũng cảm không phải là người không bao giờ biết sợ, mà là người chọn đương đầu với thử thách.

Trẻ con không có khả năng làm hại ai

Bố mẹ nào cũng luôn muốn nghĩ tốt về con mình nhưng nên dạy con biết đồng cảm để trẻ có thể hiểu hành động của chúng có tác động như thế nào tới cảm xúc của người khác. Bạn cũng nên dạy cho con hiểu thế nào là sự đồng thuận, sự “va chạm”, những vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục. Hãy dạy con hiểu rằng con sẽ phải chịu trách nhiệm nếu gây ra tổn thương cho người khác. 

Không ôm ấp và gần gũi con trai mình khi trưởng thành

Chẳng có lí do gì để dừng việc gần gũi, thân thiết với con trai khi các bé bước sang tuổi  thanh thiếu niên. Tuy khuôn mặt con sẽ không còn bụ bẫm đáng yêu như hồi còn bé nhưng sự gần gũi là một nhu cầu thiết yếu đối với con người. Ngay cả khi đã lớn, con trai vẫn mong nhận được những cử chỉ yêu thương trìu mến từ cha mẹ.

 SÔNG THAO (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]